DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Văn bản đính chính luôn có tình trạng CÒN HIỆU LỰC

Dẫn nhập: Nhiều người thắc mắc một khi văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có còn hiệu lực hay không? Xin mượn Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Công văn 1605 đính chính Nghị định 95 để làm rõ vấn đề này.

1. Đính chính là gì?

Nhiều người nhầm tưởng đính chính cũng giống như sửa đổi. Tuy nhiên bản chất của văn bản đính chính hoàn toàn khác văn bản sửa đổi.

- Văn bản sửa đổi: Thể hiện nội dung cũ giờ không còn phù hợp với quy định pháp luật hoặc thực tiễn nên cần phải được sửa đổi, bổ sung.

- Văn bản đính chính: Nội dung cũ đã phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn tuy nhiên trong quá trình đánh máy, in ấn…(kỹ thuật) mắc phải sai sót nên giờ cần điều chỉnh lại cho đúng với hiện trạng lúc đầu.

Có thể hiểu: Toàn bộ nội dung đính chính của Công văn 1605 là nội dung của Nghị định 95 tuy nhiên chỉ vì sai sót kỹ thuật nên nội dung Nghị định 95 không được thể hiện đúng nên Công văn 1605 phải chỉnh lại.

2. Văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có hết hiệu lực hay không?

Có quan điểm cho rằng: Văn bản đính chính là một bộ phận không thể tách rời với văn bản được đính chính nên khi văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính cũng hết hiệu lực.

Thoạt đầu, có vể đúng, tuy nhiên căn cứ điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì văn bản đính chính không thuộc trường hợp hết hiệu lực.

3. Văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có rơi vào tình trạng “không còn phù hợp”?

Nhiều trường hợp văn bản tuy còn hiệu lực (căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008) nhưng trên thực tế không còn được áp dụng nên thường gọi “tình trạng văn bản không còn phù hợp”. Vậy văn bản được đính chính hết hiệu lực thì văn bản đính chính có rơi vào tình trạng “không còn phù hợp” hay không?

Để làm rõ vẫn đề này, chúng ta quay lại tình huống dẫn nhập ban đầu là Nghị định 95 và Công văn 1605.

a/Hiện tại:

Hiện tại, Nghị định 95 còn hiệu lực và Công văn 1605 cũng còn hiệu lực.

Khi chúng ta xem điều 4 của Nghị định 95 chúng ta sẽ đưa ra nhận định: Điều này có 4 khoản (khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4).

b/Tương lai:

Giả định rằng trong tương lại Nghị định 95 sẽ hết hiệu lực.

Nếu cho rằng Công văn 1605 “không còn phù hợp” (nghĩa là không còn áp dụng) thì một khi xem điều 4 của Nghị định 95 chúng ta sẽ đưa ra nhận định: Điều này có 2 khoản (khoản 1 và khoản 2) nhưng thật khó hiểu tại sao khoản 2 lại dẫn chiếu đến khoản 3.

Như vậy, chúng ta đã tách rời Công văn 1605 với Nghị định 95 làm phá vỡ khối thống nhất không thể tách rồi của Nghị định 95 và Công văn 1605.

Mặt khác, khi phân tích Nghị định 95 (dù còn hiệu lực hay hết hiệu lực) thì người ta vẫn phải căn cứ vào Công văn 1605.

Kết luận: Trong bất cứ tình huống nào (Nghị định 95 còn hay hết hiệu lực) thì Công văn 1605 vẫn ở tình trạng còn hiệu lực (còn được áp dụng) thì mới đảm báo tính “thống nhất không thể tách rời của Nghị định 95 và Công văn 1605).

Từ đó, có thể khẳng định: văn bản đính chính luôn có tình trạng CÒN HIỆU LỰC.

 

  •  12644
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…