DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Văn bản bị sửa đổi hết hiệu lực thì văn bản sửa đổi có hết hiệu lực không?

Chào mọi người, chả là em đang nghiên cứu về tình trạng hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, nhưng gặp phải vướng mắc này, mọi người giúp em tháo gỡ với:

Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì có 4 trường hợp văn bản sẽ bị hết hiệu lực, đó là:

Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Vướng mắc của em là nằm ở chỗ Khoản 4 Điều 154 này, lấy ví dụ cụ thể như thế này:

Luật A được hướng dẫn bởi Nghị định B và Nghị định B này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định C (Lưu ý: Nghị định C này chỉ sửa đổi 1 mình Nghị định B thôi).

Khi Luật A hết hiệu lực thì lẽ dĩ nhiên, Nghị định B hết hiệu lực, căn cứ vào Khoản 4 Điều 154, nhưng còn Nghị định C thì sao? Có hết hiệu lực không hay vẫn ở tình trạng còn hiệu lực?

Theo suy nghĩ của em thì Nghị định C này cũng hết hiệu lực luôn, nhưng nếu chỉ nói vậy không đủ sức thuyết phục, vì Luật ban hành VBQPPL và Nghị định 134 cũng không nói đến trường hợp này?

  •  4540
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…