DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vài vấn đề thú vị mong mọi người cùng thảo luận

Lụm lặt trên mạng thấy có một số vấn đề thú vị liên quan đến pháp lý và có nhiều quan điểm khác nhau. Khongtheyeuemhon đưa lên đây rất mong các thành viên cùng đưa ra ý kiến để thảo luận xem "ngô khoai" thế nào nhé: 

1. Kiện doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hay chủ doanh nghiệp: DNTN vay vốn ngân hàng bị quá hạn không trả được nợ. Ngân hàng kiện DNTN ra Tòa án thì Tòa án hướng dẫn rằng phải kiện chủ DNTN mới đúng, chứ kiện DNTN là sai đối tượng (lập luận là chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của DNTN). 

2. Xử lý ra sao: Tiền phúng điếu đám ma có phải là di sản (do người chết để lại) hay không? Nếu là di sản thì chia theo quy định của pháp luật nhưng Nếu không phải là di sản thì khi có tranh chấp thì phải xử lý như thế nào đối với số tiền này?  

3. Có tội hay vô tội: A quản lý ngân hàng máu của bệnh viện. Sau đó ăn cắp máu đi ra ngoài bán thu lợi được 10 triệu đồng. A bị Công An bắt nhưng sau đó lại được thả ra vì bên Cơ quan Công an cho rằng máu không phải là tài sản nên A không phạm tội trộm cắp tài sản? 

Quan điểm của mình: 

1. Kiện DNTN: Vì DNTN vay thì phải kiện DNTN chứ không thể kiện Chủ DNTN được. Mặc dù chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ doanh nghiệp nhưng kiện DNTN là kiện một pháp nhân (loại tranh chấp thương mại), còn kiện chủ DNTN là kiện một cá nhân (loại tranh chấp dân sự) thời hạn giải quyết khác nhau. DNTN đi vay cho hoạt động của doanh nghiệp chứ đâu phải là chủ DNTN đi vay cho cá nhân mình đâu. Xét về chủ thể vay, chủ thể sử dụng tiền, mục đích vay... thì phải kiện DNTN chứ không thể kiện chủ DNTN được.

2. Tiền phúng điều không phải là di sản vì nó hình thành sau khi cá nhân mất đi và không thuộc về lợi tức phát sinh từ khối tài sản của cá nhân đó (ví dụ như: tiền bản quyền bài hát, tiền bản quyền hình ảnh, tiền cổ tức từ cổ phần...). Pháp luật cũng không có điều chỉnh đối với tiền phúng điếu do vậy khi có tranh chấp (thực tế đã có xảy ra) thì nên phân chia theo phong tục tập quán: ai bỏ tiền ra làm đám ma thì người đó thu lại số tiền tương ứng với chi phí mình đã bỏ ra. Số còn lại gửi ngân hàng chung chủ sở hữu (không thuộc về một cá nhân - con cái nào hết) để làm giỗ chạp, xây mộ phần... hoặc thực hiện các ý nguyện của người chết.  

3. A có tội, đó là tội trộm cắp tài sản. A đã thu lợi bất chính từ việc "chuyển hóa" số máu mình có được thành tiền là 10 triệu đồng. Trong ý thức của A khi trộm máu là đem bán để lấy tiền xài chứng tỏ rằng A biết mình đang trộm tài sản và sẽ kiếm được tiền từ việc này. Nếu A trộm máu để cứu người, không đem bán thì có thể A sẽ không phạm tội, tùy quan điểm của Cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, quan điểm của mình thì dù là mục đích gì thì A vẫn phạm tội: theo định nghĩa của BLDS: tài sản là "vật có thực", máu là tài sản. Vào nhập viện vẫn phải bỏ tiền ra mua máu đó thôi.    

Mời các bạn cho ý kiến. 

Thân,

 

 

 

  •  10555
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…