DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vài điều bạn cần biết để trở thành một Luật sư tư vấn

Ở bài trước mình đã nói về nghề Luật sư tranh tụng, công việc mà mình đã trực tiếp kinh qua một thời gian (dù không dài lắm). Như các bạn đã biết, ngoài việc tham gia tranh tụng tại Tòa, thì Luật sư có thể làm rất rất nhiều công việc khác, trong đó đặc biệt là nghề Luật sư tư vấn. Ở phạm vi bài viết này mình chia sẻ những gì mình được biết về nghề này, thông qua công việc hằng ngày mình tiếp xúc cũng như thông qua thực tế mình tiếp xúc với các Luật sư hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, mình xin chia sẻ lại dưới góc nhìn của cá nhân mình.

Đúng như tên gọi của nó, một ngời Luật sư tư vấn công việc chính của họ là tư vấn cho khách hàng, đưa ra giải pháp để giải quyết vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang gặp phải. Dấn thân vào nghề Luật đòi hỏi bạn phải có nhiều đức tính đặc biệt mà dân luật phải có. Trong đó, để làm một Luật sư tư vấn thì đức tính cẩn thận là yêu cầu tối quan trọng. Bởi khi khách hàng tìm đến bạn để giải quyết các vấn đề pháp lý, đương nhiên những vướng mắc của họ đã vượt qua mức hiểu biết pháp luật thông thường của một  nguời  dân. Ý kiến bạn đưa ra luôn là giải pháp tốt nhất trong mắt khách hàng. Chính vì vậy, bạn không được phép mắc sai sót dù là nhỏ nhất. Vì như vậy hậu quả pháp lý cho thân chủ, cho chính bạn thật khó mà lường trước được. Các bạn nhớ nhé, đức tính cẩn thận, tỉ mỉ là tối quan trọng.

Là một Luật sư tư vấn bạn phải có sự điềm tĩnh

Có vẻ hơi trái ngược với phong thái bên ngoài của một Luật sư tranh tụng (là dứt khoát, quyết đoán) thì một Luật sư tư vấn cần phải có sự điềm tĩnh ở vẻ ngoài. Khi khách hàng tìm đến Luật sư tư vấn là họ cần biết một giải pháp rõ ràng cho vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải. Và một thực tế là khách hàng không phải ai cũng như mình mong muốn, họ đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, nhận thức và trình độ văn hóa khách nhau. Có những khách ăn nói khó chịu, có phần vô văn hóa… bạn cũng không nên bực tức và tỏ thái độ không hài lòng. Bởi đó là… cuộc sống mà. Đó là áp lực công việc chung của những  nguoi làm dịch vụ. Và Luật sư tư vấn cũng không ngoại lệ.

Không những vậy, vẻ ngooài điềm tĩnh của bạn sẽ tạo khách hàng một niềm tin rất lớn và trình độ, khả năng của Luật sư. Mình đã từng gặp một trường hợp một Luật sư người Đức ngồi trong phòng tư vấn, khách hàng cứ thế ngồi trình bày, ông ta chỉ hỏi làm rõ vấn đề khi khách hàng không cung cấp đủ thông tin. Còn lại ông ta cứ nằm ngửa ra ghế và ngậm xì gà rồi gật gù theo mạch kể của khách. Và sau khi khách hàng kể xong, ông ta hỏi một câu”Xong chưa”. Sau đó là một phiếu trả lời tư vấn hoàn chỉnh được hoàn thiện trong vòng 15 phút, khách hàng cầm phiếu tư vấn ra đóng phí và ra về. Vẻ đạo mạo của vị Luật sư kia thật sư gây ấn tượng với mình.

Luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Không khác với một Luật sư tranh tụng, bạn phải luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc khi chọn con đường này. Bởi khách hàng sau khi nhận được tư vấn của bạn chưa phải là xong việc, mà rất có thể sẽ phát sinh rất nhiều câu hỏi sau này, và điện thoại của bạn phải luôn đầy pin.

Điều  đó đòi hỏi một Luật sư tư vấn phải có khả năng  sắp xếp thời gian, để dung hòa giữa công việc và đời sống cá nhân. Có nhiều trường hợp khách hàng đến văn phòng lúc 5h chiều, bạn phải ngồi “hầu” khách tới tối là chuyện rất bình thường, bởi “Khách hàng là thượng đế” mà. 

Luật sư tư vấn cần phải biết tự bảo vệ mình.

Luật sư cần quan tâm đến việc tự bảo vệ mình trong quá trình tư vấn pháp lý. Hoạt động tư vấn pháp lý của luật sư chịu sự điều chỉnh bởi các quy định sau đây:

- Pháp luật hiện hành ở Việt Nam,

- Điều lệ và quy chế nội bộ của liên đoàn đoàn luật sư,

- Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

- Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa luật sư và khách hàng.

Khi vi phạm các quy định trên trong quá trình tư vấn, luật sư có thể phải chịu các trách nhiệm tương ứng sau:

- Chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi phạm tội hình sự, kể cả có thể bị phạt tù.

- Chịu hình thức xử lý kỷ luật của liên đoàn luật sư, 

- Chịu trách nhiệm dân sự với khách hàng đặc biệt là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng,

- Chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi phạm tội hình sự, kể cả có thể bị phạt tù.

Luật sư tư vấn ở Việt Nam hiện nay đa số là tư vấn trong lĩnh vực Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại

Chắc hẳn có nhiều bạn lầm tưởng ở lĩnh vực nào cũng phải có Luật sư tư vấn, nhưng thực tế không phải. Thông thường những vụ án hình sự, dân sự hay những sự vụ có liên quan thì nguời Luật sư chuyên tranh tụng chính là  người tư vấn cho khách hàng và sau đó tham gia bào chữa, bảo vệ luôn.

Ngoài ra việc Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cực kỳ mạnh mẽ, nhu cầu đầu tư kinh doanh vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất cao, cũng như cùng với những chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, đây chính là điều kiện và đất sống “màu mỡ” của nghề Luật sư tư vấn doanh nghiệp, và theo mình đây cũng là lý do chính mà các Luật sư tư vấn ở Việt Nam đa số là tư vấn chuyên sâu vào mảng này. Chính vì vậy, nếu muốn trở thành một Luật sư tư vấn, bạn cần chuẩn bị ngay từ bây giờ những kiến thức pháp lý đầu tư, thương mại, doanh nghiệp cơ bản nhất ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường.

Luật sư tư vấn không chỉ dừng lại ở việc hiểu và áp dụng Luật

Như mình nói ở trên, phần lớn khi chọn con đường làm Luật sư tư vấn ở Việt Nam là làm trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, thương mại. Khi bạn tư vấn pháp lý ở những lĩnh vực này, không dừng lại ở việc pháp luật quy định như thế nào, thủ tục thực hiện ra sao… mà bản thân bạn còn phải am hiểu chuyên sâu về những vấn đề liên quan như môi trường đầu tư kinh doanh, hiểu bản chất các hoạt động thương mại của những doanh nghiệp mình tư vấn, hiểu về thị trường chứng khoán, thị trường vốn… Những kiến thức này trường Luật không dạy các bạn, hoặc có dạy thì cũng dạy cơ bản. Để hiểu được những lĩnh vực này, đòi hỏi tự bản thân bạn phải vận động với tâm thế tự học hỏi không ngừng.

Đôi lời mình chia sẻ bằng cảm nhận của mình, mong giúp được các bạn đang là sinh viên Luật hoặc đang trong lớp đào tạo Luật sư cân nhắc để đưa ra lựa chọn chính xác cho bản thân.

 

  •  3123
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…