Gửi bạn
Trường hợp của bạn là rất khó để có hướng xử lý thỏa đáng. Mình đã đọc và tìm hiểu một thời gian nhưng chưa trao đổi với bạn vì chưa cảm thấy chưa có phương án thỏa đáng. Thấy chưa ai reply, mình gửi để bạn tham khảo.
Về tư duy chung trong mặt pháp lý thì khi C giả thể thì C phải làm thủ tục rút vốn khỏi Công ty A. Vì tại A , C cũng có tài sản, do vậy C phải rút tài sản này để đưa vào tài sản diện phải hach toán trước khi giải thể.
Luật Doanh nghiệp cũng như Luật Đầu tư không hề có quy định trong trường hợp nào về việc người đại diện quản lý vốn cho Công ty tại 01 Công ty khác sẽ đương nhiên là người góp vốn.
Do đó đại diện của C (hay chủ sở hữu của C) sẽ là thành viên góp vốn tại A khi C giải thể là chưa có cơ sỏ pháp lý.
Trong trường hợp này không thể áp dụng Khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp được. Việc áp dụng Điều 3 Luật Doanh nghiệp cần xem xét kỹ nội dung Hợp thức hóa cũng như cần sự đồng thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương.
Vấn đề 2:
B hoàn toàn có thể gây khó khăn cho người đại diện của C vì C là tư cách pháp nhân, người đại diện của C (dù là Chủ sở hữu đi nữa) nhưng trong A người đó chỉ là cá nhân đại diện theo ủy quyền do đó B hoàn toàn có thể yêu cầu người đại diện đó trưng Giấy ủy quyền, quyết định cử.
Một phần không thể thiếu là những biên bản họp thành viên của A, cần Dấu pháp nhân của C đóng dấu vào mục chữ kỹ của người đại diện của C tại A. (như vậy mới là đúng pháp lý). Nay C giải thể chắc chắn sẽ không còn Dấu pháp nhân nữa.
Tóm lại vấn đề của bạn là rất phức tạp, bạn cần trao đỏi và tìm kiếm sự đồng thuận từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trân trọng.
Ls Đặng Văn Khải
Công ty Luật TNHH VMF - Đoàn Luật sư Hà Nội
VPGD 1: P206, Tòa nhà A6D, Khu đô thị Nam Trung Yên, Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD 2: Lô E 2, Đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Mobile: 0987 525 368 / 0946 022 636
Email: luatvmf@gmail.com