DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ưu, nhược các mô hình/trường phái công chứng

Với tư cách là một chế định bổ trợ tư pháp, pháp luật Công chứng tồn tại và phát triển phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung ở từng quốc gia (Tại Việt Nam pháp luật Công chứng đang được điều chỉnh bởi Luật Công chứng 2014) . Hiện nay, trên thế giới đã hình thành ba trường phái công chứng:

  • Mô hình/trường phái công chứng nội dung
  • Mô hình/trường phái công chứng hình thức
  • Mô hình/trường phái công chứng tập thể

Mô hình/trường phái công chứng nội dung là mô hình/trường phái công chứng theo hệ thống pháp luật thành văn (thuộc hệ thống công chứng Latin), bao gồm các nước châu Âu lục địa, châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp), khi chứng nhận hành vi pháp lý thì đồng thời chứng nhận cả tính hợp pháp của hành vi.

Ưu điểm của mô hình công chứng nội dung:

- Thực tiễn cho thấy công chứng nội dung có ưu điểm là bảo đảm tính chặt chẽ, an toàn về mặt pháp lý của hợp đồng, giao dịch, giảm thiểu tới mức tối đa các tranh chấp có liên quan đến nội dung văn bản công chứng. Rõ ràng là, nếu giảm bớt vai trò công chứng thì nguy cơ tranh chấp phức tạp sẽ tiềm ẩn, bùng phát và điều đáng quan tâm là xã hội có nguy cơ mất ổn định, rối ren, tạo điều kiện cho nạn tham những phát triển tràn lan không kiểm soát nổi. Các cơ quan hành pháp, tư pháp sẽ mất nhiều thời gian và công sức để chứng minh, kiểm tra… khi thực hiện các chức năng của mình.

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng liên thông với các cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước khác (như đất đai, nhà ở,…) sẽ góp phần bảo đảm độ chính xác của hoạt động công chứng, nâng cao mức độ bảo đảm an toàn pháp lý cho hoạt động này.

Nhược điểm mô hình công chứng nội dung:

- Thủ tục công chứng rườm rà, thời gian chờ đợi giải quyết yêu cầu công chứng thường bị kéo dài…

- Nhiều trường hợp công chứng viên không thể kiểm soát đầy đủ nội dung, dẫn đến hợp đồng được công chứng vẫn lhông bảo đảm độ chính xác.

        

Mô hình/trường phái công chứng hình thức là mô hình/trường phái công chứng theo hệ thống pháp luật tiền lệ(thuộc hệ thống công chứng Anglo Saxon), tiêu biểu là Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,… Chỉ chứng nhận hành vi pháp lý xảy ra mà không chịu trách nhiệm về nội dung và tính hợp pháp của hành vi đó.

Ưu điểm của mô hình công chứng hình thức:

- Nội dung công chứng đơn giản, có độ chính xác cao. Đối với những nước có nền tư pháp mạnh, đội ngũ luật sư phát triển thì việc sử dụng mô hình công chứng này có tính ưu việc, bảo đảm trách nhiệm thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch.

- Thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết yêu cầu công chứng ngắn gọn.

Nhược điểm của mô hình công chứng hình thức:

- Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo mô hình công chứng hình thức không cao, không có giá trị chứng minh được nội dung hợp đồng, giao dịch khi xảy ra tranh chấp.

- Đối với những nước có nền tư pháp không mạnh, đội ngũ luật sư phát triển chưa cao thì dễ bị lợi dung để vi phạm pháp luật và thường xuyên bị tranh chấp.

Ngoài hai mô hình/trường phái công chứng chủ yêu nêu trên, còn có mô hình công chứng tập thể (thuộc hệ thống công chứng tập thể) là trường phái công chứng phát triển mạnh vào những năm 70 của thế kỷ XX đến trước những năm 1990 như Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu trước đây, các nước xã hội chủ nghĩa Cuba, Trung Quốc, Việt Nam... Ở hệ thống công chứng tập thể, công chứng chưa được coi là một nghề (công chứng viên là công chứng nhà nước, kiêm nhiệm cả việc chứng thực (thị thực hành chính); việc công chứng được giao cho cả các chủ thể không phải là công chứng viên đảm nhiệm; công chứng viên không có chứng chỉ hành nghề, không phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách hàng, chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính trước Nhà nước về những sai phạm trong hoạt động của mình. 

Trong những năm gần đây, các nước theo mô hình công chứng này có xu hướng từng bước chuyển sang nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những yếu tố của hai mô hình công chứng nội dung hoặc hình thức khi chuyển đổi phương thức quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường.

  •  8221
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…