DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực 1/1/2020 tăng mạnh mức xử phạt quy định về sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Kể cả đối với xe đạp, quy định hiện hành cũng bổ sung mức xử lý đối với hành vi sử dụng rượu, bia quá mức cho phép.

Xem chi tiết mức xử lý: TẠI ĐÂY

Những ngày qua, Nghị định vấp phải nhiều ý kiến trái chiều không ít kẻ khóc, người cười đặc biệt là dân thường xuyên ăn nhậu cũng đang tìm không ít các giải pháp để khắc phục hoặc làm sao đó để không bị phạt, theo câu nói dân gian ta “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” một số người cố tình lách luật khi không sử dụng phương tiện di chuyển là xe máy, xe hơi mà cưỡi động vật (có thể là trâu, bò, ngựa, voi,...) khi có "ma men" trong người. 

Vậy pháp luật có xử phạt được hành vi này?

Hiện hành, nghị định 100 xử lý hành vi sử dụng phương tiện giao thông mà vượt quá nồng độ cồn cho phép sẽ bị xử lý bao gồm các đối tượng sau:

- Người điều khiển Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

Như vậy, theo quy định đang có hiệu lực pháp luật thì chưa điều chỉnh vấn đề sử dụng động vật để thay thế phương tiện thực hiện hành vi đã nêu trên mà chỉ Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị xử lý với các mức phạt khác nhau như phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng, từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Trường hợp gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

* Trách nhiệm dân sự:

Khoản 1 Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

...

* Trách nhiệm Hình sự:

Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015:

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Từ những phân tích trên, các bác đừng  có dại gì mà “Lách luật” theo kiểu này nha!

  •  6296
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…