DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

UBND xã không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai thì phải làm gì?

Phải làm gì khi UBND xã từ chối hòa giải tranh chấp đất đai?

Hòa giải tranh chấp đất đai 

Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vị trí và vai trò quan trọng đối với con người, góp phần quyết định sự phồn vinh của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển sản xuất và đời sống nhu cầu sử dụng đất ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến việc tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến, rất phức tạp. Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua con đường hòa giải. Vậy trong trường hợp UBND xã không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai thì phải làm như thế nào?

* Tranh chấp đất đai là gì?

Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo đó, tranh chấp đất đai chủ yếu gồm:

- Tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề;

- Tranh chấp về việc ai là chủ của thửa đất (ai có quyền sử dụng đất).

Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

- Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.

- Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

* Trường hợp nào cần phải hòa giải tranh chấp đất đai?

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

* Gửi đơn khiếu nại đến những đâu khi UBND xã không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai?  

Theo Điều 204 Luật Đất đai 2013; Điều 7, Điều 28, Điều 33 Luật Khiếu nại 2011 có quy định:

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

- Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì các bên có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật .

- Khi UBND xã nhận đơn hòa giải mà không tổ chức hòa giải thì gửi đơn khiếu nại đến UBND xã. Trong trường hợp thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu lại lần đầu, bạn có thể thực hiện khiếu nại lần hai đến Thủ Trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền gải quyết khiếu nại lần đầu (Chủ tịch UBND huyện) hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính đối với hành vi hành chính của UBND xã.

=> Như vậy, bạn đã nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND xã nhưng không được giải quyết theo đúng thủ tục hoặc có giải quyết nhưng bạn không đồng ý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân hòa giải không thành (không phân biệt mảnh đất bạn đang sử dụng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì bạn có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

  •  13149
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…