DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tước bằng vĩnh viễn lái xe uống rượu, bia gây tai nạn – liệu có khả thi?

Uống rượu, bia lái xe đang trở thành vấn nạn trong trong xã hội hiện nay, gây nên những cái chết thương tâm và đầy ám ảnh. Thời gian này, liên tục những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, mà thủ phạm chính là những tài xế say xỉn.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vụ việc xảy ra vào đầu tháng 1 năm nay, một chiếc xe container  tông hàng chục người đang dừng đèn đỏ tại ngã tư Bến Lức (Long An) khiến 4 người tử vong tại chỗ và gần 20 người bị thương nặng. Hay vào ngày 19/4 tại hầm Kim Liên, hai người phụ nữ bị một tài xế Mercedes GLA 250 tông chết. Một vụ án khác xảy ra tại Hà Nội, một nữ lao công bị tài xế xe taxi tông chết khi đang thực hiện công việc của mình. Một điểm chung nhận thấy là những người gây tai nạn giao thông đều uống rượu bia khi lái xe, thậm chí khi đo nồng độ cồn của những tài xế này, cơ quan chức năng nhận thấy nồng độ cồn trong khí thở của họ cao hơn rất nhiều so với mức phạt hành chính nặng nhất.

Thực trạng trên đang giống lên hồi chuông báo động, uống rượu, bia – lái xe đang là mối hiểm họa, gây nên nhiều thảm kịch hơn bao giờ hết. Trong đám tang của hai nữ đồng nghiệp tử vong trong vụ án ở Hầm Kim Liên, Nghệ sĩ Xuân Bắc nói “Hôm qua là một người lạ, hôm nay là bạn mình. Nhưng có ai dám chắc chúng ta và những người thân của chúng ta sẽ được an toàn”. Đúng, chẳng ai có thể đảm bảo cho điều đó khi ngoài kia vẫn còn những tài xế say xỉn lái xe; bất chấp tính mạng, sức khỏe của người khác mà vi phạm pháp luật. Chẳng có bất kỳ một “xe điên” nào cả, chỉ có những “tài xế điên” vẫn ung dung ngồi sau tay lái, và gây ra những hậu quả vô cùng thương tâm. Ngay lúc này, chúng ta hãy cùng nhau chung tay để truyền đi thông điệp rộng rãi “Đã uống rượu, bia không lái xe” vì sức khỏe, vì tính mạng của những người tham gia giao thông và chính bản thân, gia đình của chúng ta.

Ngoài ra, việc tăng chế tài đối với tài xế uống rượu, bia gây tai nạn giao thông là cần thiết. Pháp luật cũng đã có những hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với những người tham gia giao thông uống rượu, bia được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Thậm chí, đối với những người điều khiển phương tiện giao thông phạm tội trong tình trạng có sử dụng rượu, bia gây thương tích cho người khác hoặc làm chết người, gây thiệt hại về tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015).

Trước vấn nạn uống rượu, bia – lái xe gây tai nạn nghiêm trọng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đưa ra đề nghị “lái xe sử dụng ma túy, uống rượu gây tai nạn phải bị tước bằng vĩnh viễn, xử lý hình sự" tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban thường vụ quốc hội. Vậy đề xuất tước bằng  vĩnh viễn người lái xe uống  rượu, bia gây tai nạn nghiêm trọng có khả thi? Điều này còn trông đợi vào ý kiến của các nhà lãnh đạo cũng như phản hồi từ chính người dân. Tuy nhiên, đề xuất này nhận được sự ủng hộ từ cư dân mạng. Ông Vũ Đăng Khoa (Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội) cho rằng: "Đây là một chủ trương đúng đắn. Cần tăng mức xử phạt để nâng tính răn đe. Theo tôi, ở mức vi phạm cao nhất, ngoài việc xử phạt 40 triệu đồng, cần tước bằng vĩnh viễn và bắt lao động công ích một tháng. Bởi khi đã quá say rồi mà vẫn cố leo lên xe lái là hành động vô trách nhiệm không thể chấp nhận được."

Với anh Nguyễn Xuân Thuỷ (Hiệp Hoà - Bắc Giang), cần phải tăng nặng hơn nữa hình phạt. Anh cho rằng: "Nếu sau khi uống rượu lái xe và gây tai nạn, theo tôi nên áp dụng khung hình phạt tương đương như tội Giết người. Bởi lái xe ý thức được sự nguy hiểm của việc lái xe trong tình trạng say rượu nhưng vẫn lái xe là hành động cố ý giết người". Còn các bạn, các bạn sẽ nghĩ thế nào? Việc tước bằng vĩnh viễn người uống rượu, bia gây tai nạn có khả thi và thỏa đáng?

  •  3746
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…