DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tự ý giúp đỡ người khác có được trả công không ?

Giả sử bạn đang có một công việc, bạn có thể tự thực hiện nó, tuy nhiên có một người nào đó tự nguyện giúp đỡ hoặc tự nguyện thực hiện công việc ấy thay cho bạn. Sau khi hoàn thành công việc, người đó "trở mặt" đòi bạn phải trả công cho họ. Bạn phải đối mặt với tình huống ấy như thế nào ?

Thực ra, việc người đó yêu cầu bạn trả công cho họ không phải là không có cơ sở. Điều 596 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định về Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện, có quy định cụ thể :

" 1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có uỷ quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có uỷ quyền từ chối."

Như vậy, chẳng lẽ bạn phải trả công cho người đó  mặc dù bạn không hề thuê hoặc nhờ người đó? Chẳng lẽ pháp luật lại có một quy định có phần không hợp lý đến vậy?

Nếu dựa trên tinh thần như trên thì chẳng lẽ bất cứ ai làm việc không công cho người khác cũng đều có quyền yêu cầu người được thực hiện công việc thanh toán một khoản chi phí cho mình hay sao?

Dĩ nhiên, câu trả lời sẽ là "không". Bởi nếu muốn được áp dụng quy định nêu trên, người tự nguyện thực hiện một công việc không được người khác thuê hay nhờ phải là người "thực hiện công việc không có ủy quyền". Theo quy định tại Điều 594 BLDS 2005 : "Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.".

Như vậy, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ "hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện" và ở việc "người được thực hiện công việc có đồng ý hay không".

Nếu bạn chứng minh được người đó có ý đồ trục lợi qua việc giúp đỡ bạn, tức là "không hoàn toàn" vì lợi ích của bạn,  thì bạn sẽ hoàn toàn không phải thanh toán bất kỳ chi phí nào cho người đó. Hoặc nếu bạn chứng minh được rằng bạn đã không đồng ý để cho người đó thực hiện công việc mà họ vẫn cố ý thực hiện thì bạn cũng sẽ không phải thanh toán khoản phí thực hiện công việc nào cho người đó.

  •  2848
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…