DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TỪ VỤ ÁN CON RUỒI 500 TRIỆU, NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

>> TÂN HIỆP PHÁT: Cuộc chiến "con ruồi và chai nước ngọt"

Câu chuyên con ruồi 500 triệu đang được dư luận quan tâm. Qua đó, anh Minh đang bị điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản, đồng thời, Tân Hiệp Phát cũng bị kêu gọi tẩy chay do quá thẳng tay. Nếu gặp tình huống như trên, người tiêu dung cần xử lý thế nào để lấy lại quyền lợi cho mình mà không vi phạm pháp luật?

Khi phát hiện sản phẩm kém chất lượng, trước tiên người tiêu dùng nên lưu giữ bằng chứng. Bằng chứng có thể là vật, hình ảnh, video, lời nói. Người tiêu dùng có thể nhờ những người chứng kiến sự việc cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng có thể nhờ đến công an hoặc UBND nơi đó lập biên bản ghi nhận sự việc. Lưu ý là nếu người tiêu dùng không thu thập được bằng chứng một cách vững chắc thì bên bán hàng hoặc nhà sản xuất sẽ kiện ngược trở lại và cho rằng người tiêu dùng vu khống, dựng chuyện nhằm ăn vạ với mục đích bôi nhọ làm mất uy tín của họ. Báo chí cũng thận trọng khi đưa tin về những sự việc này, tránh việc đưa tin một chiều làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan.

Nếu người tiêu dùng thấy mình bị tổn hại sức khỏe do dùng sản phẩm kém chất lượng, có khuyết tật thì ngay lập tức đi khám sức khỏe, điều trị và lưu giữ toàn bộ giấy tờ, hóa đơn có liên quan để làm cơ sở đòi bồi thường.

Sau đó nếu bên bán hàng, nhà sản xuất… không hợp tác giải quyết vụ việc thì người tiêu dùng có thể khiếu nại hoặc khởi kiện. Lúc này, những bằng chứng trước đó sẽ dùng để chứng minh cho yêu cầu của người tiêu dùng.

Một số cơ quan mà người tiêu dùng có thể nhờ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND có thẩm quyền, các sở, ban ngành liên quan ở địa phương. Trong nhiều trường hợp có thể nhờ đến cơ quan trung ương can thiệp…

 

Yêu cầu bồi thường phải chính đáng

Khi bên bán hàng hoặc nhà sản xuất muốn thương lượng giải quyết vấn đề bồi thường, xin lỗi công khai, người tiêu dùng cần lưu ý:

Người tiêu dùng là người bị thiệt hại nên yêu cầu bồi thường là chính đáng. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ nên yêu cầu bồi thường những thiệt hại xảy ra trên thực tế, những chi phí hợp lý, những tổn thất vật chất và tinh thần mà mình phải gánh chịu. Đó là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (đối tượng của hợp đồng) hoặc công việc không được đáp ứng (trong hợp đồng dịch vụ)… Ngoài ra, người tiêu dùng có thể đòi bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định.

Nếu bên bán hàng, nhà sản xuất đề nghị thương lượng giải quyết bồi thường và đề xuất mức bồi thường cao để giữ sự “im lặng”, tránh mất uy tín của doanh nghiệp thì người tiêu dùng có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Khách hàng có thể đồng ý vì đây thực chất là sự thỏa thuận dân sự. Tuy nhiên, lưu ý là người tiêu dùng còn có các nghĩa vụ khác như nghĩa vụ tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng, nghĩa vụ đạo lý đối với những người tiêu dùng khác…

Người tiêu dùng không nên đưa ra những yêu cầu trái pháp luật như dùng “thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”. Hành vi đó có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

 

                                  Theo Plo

  •  13484
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…