DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tư vấn tâm lý học sinh – khó hay dễ thực thi?

Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về tư vấn tâm lý cho học sinh trường phổ thông.

Sau khi đọc thông tư này, mình có băn khoăn rằng liệu quy định như thế thì có tính khả thi không? Các trường có áp dụng trong cơ sở của mình không? Và nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ nguồn chi thường xuyên của nhà trường và các nguồn tài trợ bên ngoài. Vậy liệu rằng các trường sẽ tổ chức thường xuyên các buổi tư vấn chứ? Hay chỉ là làm cho đúng theo chỉ thị của Thông tư mà thôi.

Nếu làm đúng và làm tốt theo tinh thần của thông tư 31/2017/TT-BGDĐT thì quả là một điều đáng mừng. Như vậy, các em học sinh ngay từ trên ghế nhà trường đã được tư vấn và hướng dẫn cho các tình huống thực tế, tư vấn tâm lý đúng lứa tuổi để các em có nhận thức đúng đắn và tránh được những suy nghĩ tiêu cực. Hình thành cho các em lối sống lành mạnh.

Mặt khác, việc tư vấn tâm lý này cũng kịp thời phát hiện ra các trường hợp một số em học sinh vì áp lực, vì vấn đề gia đình mà phải bỏ học, để từ đó có cách giải quyết tốt cho các trường hợp đó, tạo điều kiện cho các em được theo học đầy đủ.

Bản thân mình nghĩ việc này nên được áp dụng thí điểm tại những trường có điều kiện tốt, cơ sở vật chất đầy đủ để xem tính khả thi và chất lượng nó mang lại. Sau đó mới triển khai ở những khu vực tiếp theo và áp dụng cho cả nước.

Trên đây là một số ý kiến cá nhân của mình, rất mong mọi người trao đổi và góp ý thêm để kiến thức của mình có thể hoàn thiện hơn nữa, tránh cho mình hiểu sai vấn đề.

  •  9983
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…