DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ năm 2017, tăng mức chi cho việc soạn thảo văn bản pháp luật

Mới nghe vụ hoãn thi hành 4 Luật, Bộ luật gồm Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 đến ngày 01/01/2017 thì hôm nay nhận được tin sẽ tăng mức chi cho công việc soạn thảo văn bản pháp luật từ niên độ ngân sách 2017, không biết nên vui hay buồn nữa mấy bạn à.

Từ năm 2017, tăng mức chi cho việc soạn thảo văn bản pháp luật

Cụ thể là theo Dự thảo Thông tư quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thì sẽ tăng mức chi cho việc soạn thảo văn bản pháp luật như sau:

1. Soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản

- Trường hợp soạn mới, thay thế Nghị quyết của HĐND là 1 triệu đồng/đề cương và sửa đổi, bổ sung Nghị quyết  là 700.000 đồng/đề cương.

- Trường hợp soạn mới, thay thế Quyết định của UBND là 950.000 đồng/đề cương và sửa đổi, bổ sung Quyết định là 650.000 đồng/đề cương.

2. Soạn thảo văn bản

- Sửa đổi, bổ sung Dự thảo Quyết định của Thủ tướng là 4 triệu đồng/dự thảo, tăng 1 triệu đồng/dự thảo so với hiện nay.

- Sửa đổi, bổ sung Dự thảo Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC, giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC là 3.5 triệu đồng/dự thảo văn bản, tăng 1.5 triệu đồng so với hiện nay.

- Soạn mới, thay thế Dự thảo Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Nghị quyết của HĐTP TANDTC, Thông tư của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước là 3.2 triệu đồng/dự thảo văn bản thay vì 3 triệu đồng như hiện nay và nếu sửa đổi, bổ sung là 2.7 triệu đồng/dự thảo thay vì 2 triệu đồng.

 3. Soạn thảo báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản

- Báo cáo tổng hợp ý kiến, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý: không gộp chung mức 1.5 triệu như trước đây mà tách ra 2 trường hợp:

+ Đối với dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế là 1.5 triệu đồng/báo cáo.

+ Đối với dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung là 1 triệu đồng/báo cáo.

+ Đối với dự thảo Nghị quyết mới hoặc thay thế của HĐND, Quyết định mới hoặc thay thế của UBND là 350.000 đồng/báo cáo tổng hợp ý kiến và 200.000 đồng/báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.

+ Các văn bản còn lại: 800.000 đồng/báo cáo.

Đồng thời, cũng bãi bỏ quy định chi cho việc soạn thảo Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong trường hợp soạn mới, thay thế, sửa đổi, bổ sung.

Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Thông tư quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật dự kiến có hiệu lực từ năm 2016, thay thế Thông tư liên tịch 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP và áp dụng từ niên độ ngân sách 2017 tại file đính kèm.

  •  6468
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…