DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ năm 2015: “yêu thì đến” nhưng “muốn chia tay sẽ khó”

70 năm trước, cách mạng tháng 8 thành công, đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Nữ giới bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nam nữ bình đẳng. Như thế, chuyện hôn nhân cũng theo hướng mở hơn, con người ta yêu nhau thì tiến tới bên nhau, không yêu thì chia tay.

 

Gần 70 năm sau, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Theo đó, “yêu thì đến” nhưng “muốn chia tay sẽ khó hơn trước” – đây được xem là “cuộc cách mạng vĩ đại” trong câu chuyện lập pháp nước nhà.

 

Luật bổ sung quy định: “Việc chia tài sản chung có tính đến yếu tố Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” (Điều 59).

Nghĩa là: nếu vợ/chồng có hành vi ngoại tình, rượu chè, nghiện hút, phá tán tài sản, bạo hành… hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình khi ly hôn được chia tài sản chung ít hơn người kia.

 

Như vậy, khi “không còn yêu nhau” thì không phải dễ dàng nói ra hai chữ “chia tay” như trước kia, bởi người nào gây ra lỗi để dẫn đến chuyện chia tay phải gánh lấy hậu quả pháp lý về “thiệt hại khối tài sản chung”.

 

Quy định này góp phần vào việc hạn chế tình trạng ly hôn hiện nay và bảo vệ phía “bị hại” trong quan hệ hôn nhân.

 

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã nhìn nhận đúng thực tiễn về đời sống hôn nhân: Chất liệu để tạo nên hôn nhân là tình yêu, còn chất liệu để duy trì hôn nhân thì không phải là tình yêu mà là nghĩa.

 

P/s: Rất mong nhận được sự bình luận, góp ý của quý thành viên.

  •  7384
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…