DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ kỳ án “Vườn Mít”, hệ thống Tư pháp cần thay đổi tư duy

 

Quá trình điều tra, xét xử là việc truy về quá khứ, xem xét sự thật khách quan đã diễn ra như thế nào. Việc lật lại lịch sử này bằng cách thu thập chứng cứ, đánh giá dấu vết còn sót lại từ những hành vi khách quan đó.

 

Suy cho cùng kết quả của quá trình điều tra, xét xử là kết quả bởi một chuỗi nhận thức của những người có thẩm quyền. Tuy nhiên, nhận thức của con người là hữu hạn trong khi sự biến động của thế giới khách quan là vô hạn. Bởi vậy, nhận thức có thể đúng hoặc sai. Cho nên dù trình độ của quốc gia nào trên thế giới gọi là tiên tiến nhất cũng có thiếu sót xảy ra, mọi cố gắng chỉ là hạn chế phần nào mà thôi.

 

Nên “oan, sai” là chuyện không thể tránh khỏi trong quá trình điều tra, xét xử vụ án hình sự. Vậy mà tư duy của Việt Nam là “không xử oan, không để lọt tội” – đây là điều không thể. Bởi muốn không có oan, sai xảy ra thì đành phải để lọt tội phạm; một khi không muốn lọt tội phạm thì chỉ có cách “giết nhầm hơn bỏ sót”.

 

Xin đi vào câu chuyện Kỳ án “Vườn Mít”, tình cờ trong tên có từ “mít”, nhưng phần nào đã đánh giá đúng bản chất sự việc của vụ án này là “mít” – nó đi vào lối cụt, đầy sự tăm tối không có lối mở, mọi thứ diễn ra một cách xoay vòng để người quan tâm chờ đợi mỏi mòn, hậu quả khó mà thống kê được.

 

Vụ án ròng rã 9 năm trời mà chưa có hồi kết và chẳng biết bao giờ mới có hồi kết. Người chết mồ đã xanh cỏ nhưng tên mình vẫn còn nhắc trên các bản án, phương tiện truyền thông, còn kẻ hại mình thì chưa được pháp luật trừng trị. Bị cáo – kẻ được mọi người cho rằng là gây ra cái chết cho bị hại, nhưng cũng có thể cái chết của bị hại đã làm hại bị cáo chăng?

 

Theo điều 9 của Luật tố tụng Hình sự 2003 thì “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Nhưng dù chưa khẳng định được Bị cáo Mai có tội hay không nhưng Mai đã và đang ngồi tù gần 9 năm qua. Lỗi của việc này do ai?

 

Có người cho rằng do bị cáo gây tội nên phải chịu tội, tuy nhiên bị cáo chưa có tội, cơ quan tiến hành tố tụng cũng không dám chắc về điều đó, những chứng cứ buộc tội Mai cũng chưa được thuyết phục. Vậy có thể Mai bị oan!

 

Nếu Mai  bị oan thì lỗi này do ai? Tòa án nhân danh Nhà nước khi xét xử, Tòa phán sai thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm, vậy Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

 

Nếu hệ thống Tư pháp có tư duy ngắn lại “không để oan người vô tội” thì mọi chuyện đã khác. Cơ quan công tố (buộc tội) không có chứng cứ buộc tội thuyết phục thì bị cáo đương nhiên vô tội.

 

Kết luận: “Chấp nhận lọt tội để tránh oan sai” là sự thể hiện việc bảo vệ nhân quyền tối cao.

Tham khảo link :

Kỳ án “vườn mít”: chuẩn bị xét xử phúc thẩm lần thứ 4

http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/4538/ky-an-vuon-mit-chuan-bi-xet-xu-phuc-tham-lan-thu-4

  •  4796
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…