DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 16/03/2020: Tại các nơi công cộng, không đeo khẩu trang bị xử lý như thế nào?

Ngày 14-3, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo, từ ngày 16/03/2020, phía Việt Nam yêu cầu:

- Công dân nước ngoài tại Việt Nam cũng như công dân Việt Nam thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng…).

Từ 16/03/2020: Tại các nơi công cộng, không đeo khẩu trang bị xử lý như thế nào?

- Tất cả hành khách trên các chuyến bay trong nước, quốc tế đến và đi từ Việt Nam phải đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay và khi vào nhà ga

Thực hiện chỉ đạo trên, khi đến những nơi tập trung đông người, công dân bắt buộc phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, nhiều người vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh dịch vẫn không thực hiện theo quy định hoặc cố tính không thực hiện.

Theo Quyết định 07/2020/QĐ-TTg bệnh COVID-19 thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A thuộc trường hợp được điều chỉnh tại Quy định tại khoản 7, Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 cấm:

"7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

..."

Việc đeo khẩu trang nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong trường hợp chưa kịp phát hiện, Chính phủ đã yêu cầu công dân thực hiện nghiêm quy định về đeo khẩu trang nhưng vẫn vi phạm thì có thể chịu chế tài.

Mặc dù điều luật không nói cụ thể nhưng tùy vào tính chất và hậu quả vi phạm sẽ có hướng xử lý phù hợp:

* Xử lý hành chính:

Điều 11 Nghị định Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định sẽ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

…”

* Xử lý hình sự:

Trường hợp này hiện tại khó xử lý vì có nhiều cơ sở để xác minh cũng như trước đây chưa có tiền lệ nên việc xử lý cần có quy định phù hợp cũng như rõ ràng.

Tại điều 240 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về trường hợp có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì có thể bị xử lý hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyển nhiễm nguy hiểm cho người , thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

“...

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

...”

  •  6729
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…