DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 15/4/2020, làm trọn ngày 'đèn đỏ' sẽ nhận thêm tiền

  Đây là một điểm mới và cũng là nội dung của Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
 
Kết quả hình ảnh cho đi làm vào ngày đèn đỏ
 
 
  Mọi phụ nữ đều trải qua những cơn đau bụng, đau lưng, mụn trứng cá... trong chu kỳ kinh nguyệt, cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn phải đi làm vào những ngày khó chịu như thế này. Liệu, pháp luật có quy định gì về việc đi làm vào những ngày hành kinh mệt mỏi này hay không? Và nếu họ không nghỉ làm trong những ngày này mà vẫn làm việc, thì thời gian làm việc có được tính là thời gian làm thêm không?
 
  Khác với Nghị định cũ thì Nghị định 28/2020/NĐ-CP  ban hành và có hiệu lực từ 15/4/2020 bảo vệ quyền lợi của phụ nữ hơn.
  Tức là, từ 15/4/2020 tới đây, khi Nghị định chính thức có hiệu lực, với những trường hợp không được nghỉ 30 phút/ngày trong thời kỳ hành kinh, lao động nữ sẽ được nhận thêm tiền. Số tiền này được coi là tiền lương làm thêm giờ (Nội dung này chưa từng được đề cập tại bất cứ văn bản nào trước đây).
 
  Cụ thể tại nghị định có quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về lao động nữ cụ thể như sau:
 
-  Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ;
+ Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.
 
  Đồng thời, mức phạt này sẽ tăng lên gấp 02 lần (từ 01 - 02 triệu đồng) nếu người sử dụng lao động là tổ chức không cho người lao động  phụ nữa nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh. Dù người sử dụng lao động là cá nhân hay tổ chức thì cũng buộc phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động nếu có hành vi vi phạm quy định này.
 
  Vì thế, khi Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực thì chị em phụ nữ sẽ được ưu tiên hơn trong thời gian hành kinh cũng như đảm bảo quyền lợi của mình hơn.
 
  •  5176
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…