DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 1/5/2013, không còn “lương tối thiểu chung”?

Lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công bố ở từng thời kỳ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Bộ luật lao động 1994 có đề cập đến lương tối thiểu chung và trao quyền quyết định cho Chính phủ công bố mức lương này trong từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, Bộ Luật lao động 2012 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực kể từ 1/5/2013 thì không nhắc đến lương tối thiểu chung.

Điều 56  Bộ Luật lao động 1994

Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Phải chăng “lương tối thiểu chung” đã bị quốc hội bỏ bên lề pháp luật?

Hiện tại, trên thực tế “lương tối thiểu chung” được thực hiện theo Nghị định 31 với mức 1.05 triệu đồng/tháng.

Tại Nghị quyết 32 ngày 10/11/2012 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 Quốc hội giao cho Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung lên 1,15 triệu đồng/tháng kể từ 01/7/2013.

Khoản 5 điều 2 Nghị quyết 32

Điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tỷ lệ tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2013.

Ngày 24/6 vừa qua, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Nội vụ thông báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và khẳng định, việc tăng thêm 100.000 đồng tiền lương tối thiểu vào tháng 7 tới vẫn được thực hiện theo lộ trình.

Chỉ còn vài ngày nữa là hết tháng 6, nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản điều chỉnh về việc nâng mức lương tối thiểu chung. Vậy kể từ 1/7 tới sẽ áp dụng lương tối thiểu chung như thế nào?

Có thể Bộ Nội vụ sẽ ban hành công văn hướng dẫn tạm thời khi chưa có Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu chung.

Song nếu Nghị định mới ra đời quy định về lương tối thiểu chung thì Nghị định này sẽ căn cứ vào Bộ luật nào? Trong khi Bộ luật lao động cũ đã hết hiệu lực, còn Bộ luật lao động hiện hành thì không nhắc đến lương tối thiểu chung.

  •  9894
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…