DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 1/1/2017, bỏ độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự

Liên quan đến quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân Bộ luật dân sự 2015 đã có những bổ sung, thay đổi quan trọng.

Năng lực hành vi dân sự là khái niệm vô cùng quan trọng, khi xem xét một chủ thể có tư cách tham gia một quan hệ pháp luật hay không người ta đều phải xem xét đến yếu tố năng lực hành vi dân sự. Liên quan đến quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân Bộ luật dân sự 2015 đã có những bổ sung, thay đổi quan trọng.

Trước đây, Bộ luật dân sự 2005 quy định về trường hợp không có năng lực hành vi dân sự. Tại Điều 21 quy định: "Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện."

Đến BLDS 2015 thì không còn quy định về độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự nữa. Căn cứ khoản 2, 4, Điều 21 BLDS 2015 thì người chưa đủ 6 tuổi được xếp vào chung nhóm người chưa thành niên và vẫn giữ nguyên quy định về giao dịch dân sự đối với đối tượng này.

Bên cạnh, trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự như BLDS 2005 đã quy định, nay BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

  •  5657
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…