DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 01/01/2017, vợ xem lén điện thoại của chồng sẽ bị phạt?

Sau khi đọc bài Vợ bị phạt 41.000 USD vì coi lén điện thoại của chồng xảy ra ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, tôi chợt đặt ra câu hỏi: Còn ở Việt Nam thì sao?

vợ xem lén điện thoại của chồng sẽ bị phạt

Tại Điều 38 về Quyền bí mật đời từ của Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:

“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, theo tinh thần của Điều luật này thì sẽ cấm hành vi “vợ, chồng xem lén điện thoại của nhau”. Vậy chế tài trong trường hợp vi phạm quy định này là gì?

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì chỉ xử phạt đối với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Như vậy, việc “vợ, chồng xem lén điện thoại của nhau nhưng không tiết lộ hoặc phát tán cho người thứ ba biết, không nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm” thì sẽ không bị xử phạt.

Còn ở Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ luật Dân sự 2005) quy định việc cấm này một cách chi tiết và cụ thể hơn:

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Điều này thể hiện sự “bảo vệ của nhà nước đối với quyền về đời sống riêng tư, bí mật đời tư của công dân”, nhưng đến giờ thì chưa có chế tài đối với trường hợp “vợ, chồng xem lén điện thoại của nhau”. Liệu từ nay đến 01/01/2017, Chính phủ có ban hành Nghị định hướng dẫn về vấn đề này để đảm bảo tính nghiêm minh tuyệt đối của điều luật hay không?

Còn theo các anh/chị/em Dân Luật thì có nên có chế tài đối với hành vi này hay không? Chúng ta cùng nhau “chém gió nào”, mà đứng có “ném đá” em nha!  Em sợ bị mấy bác “ném đá” lắm đó 

  •  49358
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…