DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Truy cứu trách nhiệm hình sự theo ý chí của nạn nhân

Trách nhiệm hình sự là quan hệ phát sinh giữa Nhà Nước với người thực hiện tội phạm.  Tuy nhiên, trong một số trường việc người phạm tội có bị xử lý hay không lại do người bị hại quyết định

 
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất mà Nhà Nước áp dụng với những người thực hiện tội phạm khi họ xâm phạm tới những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ. 
 
Việc gánh chịu các trách nhiệm hình sự không chỉ để trừng trị người thực hiện tội phạm mà còn để răn đe những người khác. Đồng thời mục đích giáo dục là không thể thiếu.
 
Quan hệ giữa người thực hiện tội phạm và Nhà Nước phát sinh ngay khi người này thực hiện tội phạm. Thông qua hệ thống cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền Nhà Nước thực thi quyền lực của mình. Nhằm đưa các quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của đất nước. 
  
 
                 
 
Về mặt nguyên tắc, khi một pháp nhân hay cá nhân thực hiện tội phạm thì Nhà Nước có trách nhiệm xử lý theo đúng quy định để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. 
 
Nhưng có một số trường hợp, việc phát sinh mối quan hệ pháp luật hình sự lại do người bị hại quyết định. 
 
Căn cứ Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, việc có khởi tố vụ án hình sự hay không sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của người bị hại dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc đã chết trong các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156, 226 của Bộ Luật Hình Sự 2015. 
 
Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thuộc các trường hợp về tội xâm phạm sức khỏe, danh dự của nạn nhân. Và mức độ của hành vi là không quá nguy hiểm cho xã hội vì quy định này chỉ áp dụng cho các hành vi thuộc khoản 1, không có cấu thành tăng nặng. 
 
Trong trường hợp đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, người này vẫn được quyền rút đơn yêu cầu. Và vụ án phải được đình chỉ. Trừ trường hợp việc rút yêu cầu là trái ý muốn của họ do bị cưỡng ép, đe dọa thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có quyền tiếp tục giải quyết vụ án.
 
Lưu ý rằng, một khi người bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu thì họ không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp bị ép buộc, cưỡng bức. 
 
Tuy nhiên, trong một trường hợp thực tế nếu người bị hại do lừa dối mà rút đơn khởi kiện thì sẽ ra sao? Quy định của pháp luật chĩ công nhận hai trường hợp "cưỡng ép, đe dọa". Liệu đây có là một thiếu sót của Bộ Luật Tố tụng mới. Không ít các trường hợp trên thực tế, gia đình của nạn nhân bị hiếp dâm vì tin lời nhà trai sẽ cưới mà rút đơn yêu cầu. Nhưng khi rút xong thì nhà trai "quất ngựa truy phong". Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình hy vọng mọi người cẩn trọng, suy nghĩ kỹ trước khi làm việc gì. 
 
                                                                                                                                                    Minh Trang                      
 
 
 
  •  6004
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…