DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ SÁT KHÔNG THÀNH CÔNG

“Nam sinh tự tử vì bị bạn gái bỏ rơi”, “tự tử vì nợ nần cờ bạc” hay thậm chí là “Nam sinh lớp 11 tự tử vì bị giữ xe vi phạm an toàn giao thông”, ... Mức độ dày đặt của những mẫu tin, những bài viết tương tự ngày càng phổ biến trên phương tiện truyền thông cùng với những quan điểm trái chiều (thương cảm hay phẫn nộ). Nhưng nhìn chung thì “tự sát” rõ ràng là hành động mang tính tự nguyện của cá nhân, như vậy có gì phải bàn luận?

Sau đây mình xin chào sân forum Dân Luật với một vài quan điểm ngắn gọn về vấn đề này (vì mình viết lách kém nên từ ngữ hạn chế, mong mọi người thông cảm )

1/ Về mặt xã hội, mình có một cái nhìn hơi “máu lạnh”:

Nếu một cá nhân thực hiện hành vi tự sát thành công, mọi mối quan hệ, quyền lợi và nghĩa vụ của họ đều kết thúc – điều này đúng, nhưng chỉ với bản thân họ.

Mình chỉ xét về khía cạnh gia đình, mỗi người trong chúng ta đều có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Nói một cách thực dụng, đại đa số người trong chúng ta đều được cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục, … tất cả những việc đó ta có thể xét là một dạng đầu tư cho tương lai cho bạn và gia đình bạn. Vậy khi bạn tự sát tức là bạn rũ bỏ trách nhiệm của mình, bạn bỏ lại cha mẹ mình trong đau khổ, bi thương bởi sự mất mát “khoản đầu tư cả về tinh thần lẫn vật chất” là bạn.

Thực tế và dễ nhìn thấy nhất: bạn tự sát thành công – chi phí mai táng của bạn do ai chi trả? Ai phụng dưỡng cha mẹ bạn lúc về già?

2/ Về khía cạnh pháp luật Việt Nam:

Theo pháp luật thì các quyền của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, … được quy định trong Hiến pháp; quyền nhân thân được quy định trong Luật dân sự; các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, tuyệt không có quy định về “quyền được chết”.

Cụ thể, căn cứ vào điều 19 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tướt đoạt tính mạng trái pháp luật”.
Pháp luật quy định: cuộc sống của một người chỉ bị tước đoạt (hoặc được chết) thông qua việc Tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình.
Căn cứ vào 2 căn cứ trên, việc một người tự kết liễu cuộc sống của mình rõ ràng là hành vi vi hiến và trái pháp luật. Vậy mà họ lại không chịu bất kỳ một hình phạt nào????

Thậm chí điều 131 Bộ Luật hình sự 2015 cũng có quy định về tội “Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.
Theo quy định này thì người xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là có tội, nhưng người trực tiếp gây ra tội (tự sát) lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào????

3/ Kết luận:

Từ những luận điểm trên ta có thể thấy, rõ ràng pháp luật Việt Nam không cho phép một người có “quyền được chết” để chấm dứt cuộc sống của mình, cũng như dựa vào những hậu quả tiêu cực của việc tự sát đối với bản thân người tự sát, gia đình họ và xã hội; tại sao không hề có một hình phạt nào để răn đe những người có ý định tự sát hoặc là tự sát không thành công (vì dĩ nhiên ta không thể truy cứu trách nhiệm với người đã chết)???

Mình biết vẫn còn vô số khía cạnh để khai thác về chủ đề này, nhưng do kiến thức hạn hẹp (và để tránh viết nhiều làm "phiền mắt" người đọc ) nên mình chỉ trình bày những nội dung mình cho là tiêu biểu. 
Rất hy vọng nhận được sự bàn luận, góp ý sôi nổi của các anh chị, các bạn để ta có cái nhìn chi tiết, khách quan hơn về chủ đề này.

Nguồn tham khảo: wikipedia, vnexpress.

Best Regards!

  •  50484
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…