DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

 

Không ít các trường hợp mâu thuẫn trong gia đình diễn ra xoay quanh vấn đề tiền bạc, kể cả khi trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn nhiều người vẫn còn thắc mắc trong việc giải quyết vấn đề nợ khi 1 trong 2 vay tiền nhưng người kia không biết, vậy thì họ có phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ hay không? Nội dung dưới đây mình sẽ hướng dẫn giải đáp vấn đề về liên đới trả nợ trong thời kỳ hôn nhân, nếu thuộc các trường hợp này thì thực hiện nguyên tắc "ai vay nấy trả" nhé:

Trường hợp 1.  Mục đích vay tiền KHÔNG đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

Theo quy định tại điều 30 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Tuy nhiên không phải gia đình nào  hoặc người nào cũng có tài sản riêng, vì vậy khi không có đủ điều kiện nêu trên mà một trong hai có quyền đứng ra vay một khoản tiền từ một đối tượng nào đó thì bên kia phải liên đới chịu trách nhiệm.

Trường hợp 2: Việc vay mượn tiền KHÔNG dựa trên căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng.

Trong đó, căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng được quy định tại điều 24 Luật HNGĐ như sau:

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Trường hợp 3: Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận khác hoặc luật HNGĐ và luật khác có liên quan quy định khác về nghĩa vụ vay tiền về đại diện trong quan hệ kinh doanh.

Trường hợp 4: KHÔNG thuộc các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được liệt kê dưới đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Tham khảo các bài viết có liên quan:

>>> Các trường hợp không được quyền ly hôn

>>> Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

>>> Chế độ tài sản trước, trong và trường hợp ly hôn: Những điều có thể bạn chưa biết

  •  28458
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…