DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào tuyển dụng công chức không qua thi tuyển?

Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề mà người dân luôn quan tâm, đặc biệt là những quyền và lợi ích được hưởng, hay ưu tiên trong các kỳ tuyển dụng này. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến hình thức tuyển dụng công chức nhưng không qua thi tuyển.

Các trường hợp tuyển dụng công chức không qua thi tuyển

Bên cạnh hình thức xét tuyển và thi tuyển vào công chức, Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức còn được tiếp nhận trong các trường hợp sau đây:

(1) Viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập 

(2) Cán bộ, công chức làm việc tại cấp xã 

(3) Người hưởng lương trong công an, quân đội, làm công việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức 

(4) Các đối tượng trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước (Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết): 

- Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty.

- Kiểm soát viên.

- Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc.

- Kế toán trưởng, người đang giữ chức vụ quản lý từ cấp phòng trở lên.

(5) Người đã từng là cán bộ, công chức cấp huyện trở lên sau đó được điều động, luân chuyển giữa các vị trí không phải cán bộ, công chức tại cơ quan, tổ chức khác.

(So với quy định hiện hành tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP thì các trường hợp đặc biệt được tuyển dụng không qua thi tuyển còn có thủ khoa các trường đại học trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài. Nhưng nay, các đối tượng này không còn được hưởng đặc quyền tuyển thẳng.)

Tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng công chức không qua thi tuyển

Dù được miễn thi hoặc xét tuyển nhưng để được tiếp nhận vào công chức, các đối tượng nêu trên phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nêu tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP gồm:

- Đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức hiện hành: Có 01 quốc tịch Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; lý lịch rõ ràng; văn bằng, chứng chỉ phù hợp; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khoẻ…

- Không đang bị kỷ luật hoặc trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

- Đối tượng (1), (2), (3): Phải có đủ 05 năm công tác trở lên mà không tính đến thời gian tập sự, thử việc, nếu không liên tục thì được cộng dồn; làm công việc có trình độ đào tạo phù hợp với vị trí cần tuyển đang yêu cầu.

- Đối tượng (4): Chỉ thực hiện tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển, xét tuyển để bổ nhiệm làm công chức lãnh đạo, quản lý; phải có 05 năm công tác trở lên không tính tập sự, thử việc phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận; được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc tương đương.

Đối tượng (5): Mặc dù không yêu cầu phải có đủ 05 năm trở lên công tác tại cơ quan được điều động, luân chuyển đến nhưng phải được luân chuyển, điều động đến cơ quan trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ.

Đặc biệt, các trường hợp khác phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch trừ trường hợp (4) và (5) thì không phải thành lập Hội đồng này.

Theo đó, tiếp nhận vào làm công chức sẽ không cần thông qua thi tuyển.

Tuy nhiên phải thuộc các đối tượng được quy định như trên.

Kèm theo đó là các tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận vào làm công chức theo quy định pháp luật.

Hồ sơ tuyển dụng công chức không qua thi tuyển

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ của người đề nghị tiếp nhận vào làm công chức như sau:

- Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

  •  1938
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…