DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào người bán có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng?

Khi kí kết hợp đồng thường xảy ra các trường hợp như: người mua không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, hoặc có hành vi vi phạm, không thanh toán, không nhận hàng…Vậy những trường hợp này, bên bán có được quyền hủy bỏ hợp đồng không?

Theo Điều 312 của Luật Thương mại 2005 có quy định về  “Huỷ bỏ hợp đồng” như sau:

“1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”

Theo đó, các trường hợp để một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng, đó là khi xảy ra các trường hợp mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng, hoặc khi một bên vi phạm cơ bản của hợp đồng (như nêu trên). Có thể thấy Luật Thương mại Việt nam chưa quy định về quyền của một bên được hủy hợp đồng khi bên kia không thực hiện hợp đồng trong thời hạn đã được gia hạn thêm. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định thêm về vấn đề này tại khoản 1 Điều 424:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.”

Về “Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng”  xem thêm tại Điều 314 Luật Thương mại 2005.

 

  •  2042
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…