DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp duy nhất người dưới 18 tuổi có người bào chữa

Theo quy định của pháp luật hình sự, có 03 chủ thể có quyền lựa chọn người bào chữa:

(1) Người bị buộc tội gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

(2) Người đại diện của người bị buộc tội: gồm có cha, mẹ là đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên; người giám hộ là đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. (Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không bào chữa cho bị cáo thì họ cũng có những quyền như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, nếu họ tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa thì họ có quyền và nghĩa vụ như đối với người bào chữa.)

(3) Người thân thích của họ lựa chọn. Người thân thích là người có quan hệ với người bị buộc tội gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

Bên cạnh đó, cũng chính 03 chủ thể trên là ba chủ thể có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa (khoản 1 Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Và phải đảm bảo điều kiện kèm theo đó là: Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Nguyên tắc trên có tồn tại một ngoại lệ, đó là: Đối với trường hợp chỉ định người bào chữa cho “người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi” thì việc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa sẽ không cần phải có sự đồng ý của người bị buộc tội.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

 

Theo đó, căn cứ vào các quy định trên chúng ta xét thấy rằng chỉ tồn tại duy nhất một trường hợp có người bào chữa đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Người đại diện từ chối + Người bị buộc tội từ chối

->Theo ý kiến của người bị buộc tội: từ chối người bào chữa (không có người bào chữa). (điểm b khoản 5 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

+ Trường hợp 2: Người đại diện từ chối + Người bị buộc tội không từ chối

->Theo ý kiến của người đại diện: từ chối người bào chữa (không có người bào chữa). (khoản 1 Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

+ Trường hợp 3: Người đại diện không từ chối + Người bị buộc tội từ chối

-> Theo ý kiến của người bị buộc tội: từ chối người bào chữa (không có người bào chữa). (điểm b khoản 5 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

+Trường hợp 4: Người đại diện không từ chối + Người bị buộc tội không từ chối

->Theo ý kiến của người đại diện: không từ chối người bào chữa (có người bào chữa – trường hợp duy nhất có người bào chữa).

 

 

  •  3910
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…