DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TRƯỜNG CẤM THẦY TRÒ YÊU NHAU LÀ VI PHẠM LUẬT

Dư luận xôn xao khi quy định có tên "Quan hệ yêu đương và quấy rối tình dục" được trường Cao đẳng nghề Việt - Mỹ (TP HCM), đưa ra. Quy định này có thể vi phạm luật lao động, vì nếu người nào không thực hiện sẽ bị trường sa thải.

Theo quy định này, nhà trường nghiêm cấm các mối quan hệ yêu đương giữa cấp trên và nhân viên trực tiếp; giữa sinh viên và giáo viên đang làm việc, giảng dạy trong trường. Bất kỳ mối quan hệ yêu đương nào vi phạm Luật Hôn nhân gia đình, hoặc dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn, sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Việt - Mỹ, cho biết: "Quan điểm chính của trường khi ban hành quy định này là để bảo vệ các em sinh viên, duy trì môi trường giáo dục trong sạch". Theo ông Kiệt, việc làm này có những chuẩn mực trong việc giao tiếp và đào tạo giảng dạy các sinh viên.

Tuy nhiên, việc đưa ra quy định cấm thầy trò yêu nhau như thế là sai luật, xâm phạm đời tư của công dân.

Theo Khoản 1 Điều 14 của Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

Việc cấm giáo viên không được yêu sinh viên chưa có luật nào quy hạn chế điều này. Do đó, việc cấm trên là vi phạm pháp luật vi phạm quyền công dân”.

Đồng thời, nếu quy định này là một trong những hình thức kỷ luật cho thôi việc giảng viên thì đã vi phạm luật Lao động:

“Điều 126: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

 

 

 

  •  20786
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…