DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trung tâm dạy học hoạt động "chui": Trách nhiệm của cơ quan quản lý

Sự việc cô giáo xúc phạm học sinh đã và đang là tâm điểm trong hệ thống giáo dục và thêm vào một điểm nhấn cùng với các vụ xảy ra trong đầu năm nay. Ban kiểm tra liên ngành quận Bắc Từ Liêm đã lập Biên bản yêu cầu MST English dừng hoạt động đào tạo khi không xuất trình được giấy chứng nhận hoạt động do Sở GD&ĐT cấp,

Tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì điều kiện để trung tâm ngoại ngữ hoạt động theo điều 48:

-  Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của người có thẩm quyền

- Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.

- Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.

- Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

Một hiện tượng khó có thể phủ nhận là tình trạng các trung tâm hoạt động “chui” đang hiện diện một cách tràn lan. Vậy trách nhiệm của các cơ quan ban hành luật, cơ quan kiểm định, hoạt động giám sát kiểm tra ở đâu khi vấn đề đang tồn tại một cách công khai và không dừng lại về số lượng như hiện nay?

Tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, còn quy định những điều kiện hoạt động về người hoạt động dạy thêm, có cơ sở vật chất phục vụ,…tại quy định điều 22 thông tư này đưa ra hình thức trách nhiệm khi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu TNHS tùy theo tính chất mức độ vi phạm.

>>> Tuy nhiên, những quy định này còn mang tính chất chung chung, chưa có văn bản cụ thể xử lý, vì vậy khi xảy ra hành vi, cơ quan cũng còn mông lung khi áp dụng chế tài. Cần đánh giá một cách nghiêm túc cho quá trình kiến tạo lâu dài trong vấn đề nhạy cảm này.

Hiện nay cần có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ, thanh tra kiểm tra thường xuyên để nắm bắt được hoạt động của các trung tâm, điều kiện cơ sở vật chất, chức năng dạy và học phải đảm bảo đúng quy định. Sở GD&ĐT cần thành lập ban thanh tra, kiểm tra thường xuyên cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục và xử lý thật nghiêm nhưng trường hợp vi phạm.

Tại Nghị định 46, Điều 101 có quy định về xử lý vi phạm khi tổ chức kiểm định giáo dục - có chức năng đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, khi làm việc thiếu trách nhiệm

* Quy định về đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục:

- Có hành vi gian lận để được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

- Giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được cấp không đúng thẩm quyền;

- Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện theo quy định; 

- Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục không khách quan, không trung thực, công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục sai so với thực tế;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Thông tư 17 nêu rõ trách nhiệm quản lý của từng cơ quan đối với hoạt động dạy và học thêm:

* UBND cấp tỉnh: chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

* Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

+ Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

* Ủy ban nhân dân cấp huyện: Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định, Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý…

* Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của tổ chức, cá nhân theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp huyện về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Phổ biến, chỉ đạo các trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm….

Như vậy, cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ đã có nhưng chưa đưa ra được hướng xử lý khi có không hoàn thành đúng những nhiệm vụ đã đặc ra. Cần rà soát lại và đưa ra chế tài cụ thể để giảm thiểu những sai phạm đáng tiếc.

  •  1524
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…