DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trung Quốc “giết” hàng loạt nông dân Việt Nam

 

Thời gian qua nông dân Việt Nam rơi vào cái bẫy oái âm của Trung Quốc, lúc thì trò này khi thì trò kia nhưng tựu chung lại thì cái khổ cứ bao lấy dân mình.

1. Cơ nghiệp tan tành vì giống kém năng suất

- Điêu đứng vì giống bí “lạ”. Hàng trăm hộ nông dân ở Đắk Lắk rơi vào cảnh nợ nần vì trót trồng giống bí “lạ” có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau mấy tháng trời chăm non thì ngày thu hoạch một dây bí chỉ có từ một đến hai quả nhỏ không ai muốn mua.

- Trắng tay vì trồng ớt Trung Quốc. Sau nhiều tháng trời bỏ công chăm bẵm, nhiều nông dân tại huyện Duy Xuyên, Đại Lộc (Quảng Nam) đang phải khóc ròng vì hàng trăm hecta trồng ớt giống Trung Quốc chết trắng đồng. Ông Nguyễn Chương (xã Duy Châu) cho biết: những năm trước vào mùa ớt gia đình ông thu từ 45-60 triệu đồng, nhưng năm nay... trắng tay.

- Mất trắng vì giống hoa Trung Quốc. Làng hoa Tây Tựu được mệnh danh là vựa hoa của Hà Nội, nông dân chỉ cần “trúng” một vụ là có vài trăm triệu xây nhà mới, mua xe ô tô. Tuy nhiên vài năm trở lại đây người dân chuyển từ các loại hoa truyền thống qua trồng giống từ Trung Quốc. Kết quả là không ít hộ dân trắng tay sau một vụ chỉ vì giống từ Trung Quốc. Nhiều người ham giàu thế chấp giấy tờ nhà đất để trồng hoa Trung, cuối cùng nhà cửa không cánh mà bay.

-Giống lúa lạ ở Long An pha trò định hại dân. Nếu báo chí không phanh phui vụ giống lúa lạ từ Trung Quốc thì có lẽ bao nhiêu người dân ở Long An cũng dính chưởng này.

2. Rơi vào vực thẳm khi tin lời thương lái Trung Quốc

Nhưng năm qua thương lái Trung Quốc mua đủ loại thứ trên đời, người dân ham lời làm theo, cuối cùng số phận thật bọt bèo đáng thương.

-Mua đỉa. Thương lái Trung Quốc trả giá mua đỉa rất cao lên tới vài trăm nghìn/kg khiến không ít người dân đã bỏ công bỏ việc để đi săn đỉa đem bán. Cuối năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh cũng ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Việc các đầu nậu thu gom một thời gian rồi chuyển sang địa điểm khiến môi trường và hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập.

-Mua rễ sim. Tại Lạng Sơn, đầu tháng 9/2012, hàng loạt người dân huyện Lộc Bình bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” cho thương lái Trung Quốc. Hiện nay việc đào rễ sim đã trở thành “phong trào” ở nơi đây. Việc thu mua rễ sim cũng chưa xác định rõ mục đích nhưng hậu quả mà nó mang lại là khá lớn. Việc phá hủy các rừng sim trên diện rộng dẫn đến tình trạng xói mòn đất, giảm khả năng ngăn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét. Ngoài ra, còn ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh, trật tự.

Ngoài ra Thương lái Trung Quốc còn mua phân trâu khô, hạt chè, cây phong ba, cây mật gấu, lá xoài… Không biết họ mua vì mục đích gì nhưng chúng ta nên phòng ngừa từ trước để tránh mắc phải thiệt hại tương tự như quá khứ đã gặp.          

Lời kết: Việc dùng tiền, lợi ích vật chất làm mồi câu đối với nông dân Việt Nam thì không thể trách dân ta ham lời mắc bẫy. Tất cả đều vì cớ sinh nhai hằng ngày nên việc thấy lợi trước mắt làm theo cũng là đương nhiên. Vấn đề trọng yếu ở đây là Nhà nước cần quan tâm vào vấn đề này như thế nào; kiểm soát việc nguồn giống cây trồng, vật nuôi cho hợp lý; tuyên truyền, cảnh báo người dân về việc thu mua hàng hóa có tính không lành mạnh từ thương lái Trung Quốc… Có như vậy, nông dân Việt Nam mới tránh được cái bẫy giết người từ Trung Quốc.

  •  6433
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…