DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trộm đồ rồi trả lại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trộm cấp tài sản - Ảnh minh họa

Trộm cấp tài sản - Ảnh minh họa

Có câu “Ăn cắp quen tay” người có thói quen hay cất giùm đồ của người khác trong xã hội là không hiếm thấy. Tuy nhiên, nếu người này biết ăn năn hối cải nhanh chóng trả lại tiền, vật đã ăn cắp thì có nhận được miễn trách nhiệm hình sự?

Quy định pháp luật hình sự về tội trộm cấp tài sản

Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trộm cắp tài sản có quy định như sau:

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

- Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

--- > Mức cao nhất có thể lên đến 20 năm tù tùy tính chất, mức độ của hành vi.

Đã trả lại tài sản có bị truy cứu TNHS nữa không?

Căn cứ Điều 282 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về Đình chỉ vụ án thì trong các trường sau sẽ không khởi tố bị cáo nữa:

- Không có sự việc phạm tội

- Hành vi không cấu thành tội phạm

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tội phạm đã được đại xá

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác

- Tội phạm  mà theo quy định của Bộ luật hình sự chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố, rút đơn yêu cầu khởi tố

- Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự

 

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội Trộm cấp tài sản được quy định như sau:

Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

+ Đối với tội Trộm cắp tài sản, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm nếu là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (như chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp...).

+ Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự (tuy nhiên có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và độ tuổi của người vi phạm).

=== >> Như vậy, nếu người trộm cấp tài sản không thuộc trường hợp không khởi tố vụ án và Tội trộm cắp tài sản không thuộc trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại nên dù có trả lại tài sản đã trộm cắp, được người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc trả lại tài sản cho người bị trộm không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án, người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể phải ngồi tù tùy vào mức độ, tính chất của vụ án. Việc trả lại tài sản đã trộm cắp được coi là một tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

  •  3017
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…