DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trổ cửa, ban công nhà như thế nào là đúng luật?

Chắc hẳn nhiều người đều cho rằng khi xây nhà việc xây ban công, làm cửa sổ như thế nào cũng được, chỉ cần dựa trên bản thiết kế nhà. Tuy nhiên pháp luật có quy định trường hợp nào mới được phép xây, trường hợp nào không được phép.

tro-cua-ban-cong

Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Đối với việc trổ cửa BLDS cũng có quy định như sau:

Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.
 
Căn cứ vào Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế 
 
- Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.
 
- Trường hợp khu đất liền kề chưa có công trình được xây dựng hoặc là công trình thấp tầng thì được phép mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa này phải cách mặt sàn tối thiểu là 2,0 m. Tất cả các cửa này phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình liền kề được xây dựng.
 
- Nếu dãy nhà ở liên kế tiếp giáp với khu đất công cộng như vườn hoa, công viên, bãi đỗ xe, bãi trống hoặc các không gian công cộng không ảnh hưởng đến dãy nhà liên kế nói trên, cho phép mở cửa sổ cố định hoặc các bộ phận trang trí nhưng phải được cơ quan chức năng xem xét quyết định trong từng trường hợp.

Đối với ban công

- Đối với những ngôi nhà có ban công giáp phố thì vị trí độ cao và độ vươn ra của ban công phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt và tuân theo quy định về quản lý xây dựng khu vực.
 
- Độ vươn ra của ban công đối với nhà ở liên kế mặt phố phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới và không được lớn hơn các kích thước quy định trong Bảng 2.
 

Bảng 2 - Độ vươn tối đa của ban công

Kích thước tính bằng mét

Chiều rộng lộ giới

Độ vươn ra tối đa

Dưới 5

0

Từ 5 đến 7

0,5

Từ 7 đến 12

0,9

Từ 12 đến 15

1,2

Trên 15

1,4

CHÚ THÍCH:

1)         Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

2)         Trường hợp lộ giới có chiều rộng trên 15 m nhưng chiều rộng vỉa hè nhỏ hơn 3 m, thì độ vươn ban công tối đa là 1,2 m.

 

 - Mặt dưới cùng của ban công phải cao hơn mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5 m.
 
- Không được phép làm ban công ở các ngõ/hẻm có chiều rộng nhỏ hơn 4,0 m và có dãy nhà liên kế ở hai bên ngõ. Trường hợp chỉ có một dãy nhà ở một bên ngõ thì được làm ban công có độ vươn ra tối đa là 0,6 m.
 
CHÚ THÍCH: Trường hợp đường (hoặc ngõ/hẻm) có hệ thống đường dây điện đi nổi thì khi xây dựng ô văng, ban công phải bảo đảm các quy định về hành lang an toàn đối với hệ thống đường dây điện.
 
Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến các đường dây điện gần nhất:
 
a)  Theo mặt phẳng nằm ngang:
 
-     Đến đường dây cao thế: 4,0 m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);
 
-     Đến đường dây trung thế: 2,5 m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);
 
-     Đến đường dây hạ thế:
 
+    Từ cửa sổ: 0,75m;
 
+    Từ mép ngoài cùng của ban công: 1,0 m;
 
-     Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của kiến trúc đến cột điện: 0,75 m.
 
b)   Theo chiều đứng:
 
-   Khoảng cách thẳng đứng từ công trình tới dây điện dưới cùng phải đảm bảo:
 
+  Đối với điện áp tới 35KV:             3 m;
 
+  Đối với điện áp 66-100KV:            4 m;
 
+  Đối với điện áp 220 (230)KV:        5 m;
 
+  Trên mái nhà, trên ban công:        2,5m;
 
+  Trên cửa sổ:                                0,5 m;
 
+   Dưới cửa sổ:                              1,0 m;
 
+   Dưới ban công:                           1,0 m.
 
Trường hợp cố tình xây nhà trổ cửa, ban công sai quy định sẽ bị xử phạt theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
 
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
 
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

 

  •  2094
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…