DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tranh luận pháp lý vụ SHB “xù” gần 1 tỷ đồng

Theo nguồn tin ban đầu thì:

Ông Quách Văn Hưng (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết sau khi sang cát cho bố ở quê (Hưng Yên), ông tìm thấy 97 tờ trái phiếu đô thị TP HCM loại trái phiếu không ghi danh tổng mệnh giá 965 triệu đồng. Trong đó, 96 tờ mệnh giá 10 triệu đồng và một tờ trái phiếu mệnh giá 5 triệu đồng, năm đáo hạn là 2005. Các trái phiếu này do Ngân hàng Nhà ở Hà Nội  làm đại lý phát hành.

Cho rằng trái phiếu này có thể thanh toán được, ông Hưng đã ngược xuôi vào TP HCM đến hỏi Công ty Đầu tư tài chính TP HCM và ra Hà Nội gặp ngân hàng liên quan. Ngân hàng Habubank ngày xưa giờ đã sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội - SHB. Ông Hưng cũng 2 lần gửi đơn yêu cầu SHB thanh toán.

Tuy nhiên, SHB từ chối thanh toán số trái phiếu này. Trong công văn trả lời, Tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê cho biết toàn bộ số trái phiếu trên đã được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi từ năm 2005 và ông Hưng không phải chủ sở hữu hợp pháp của số trái phiếu trị giá gần một tỷ đồng này. "Toàn bộ 97 tờ trái phiếu trên đều thuộc danh mục các trái phiếu đô thị do Habubank - nay là SHB - đầu tư giữ đến ngày đáo hạn". Ông Lê cũng khẳng định SHB có đầy đủ căn cứ, bằng chứng về việc đầu tư các danh mục trái phiếu này cũng như chứng minh việc thanh toán.

Ông Hưng phản đối lập luận của SHB cho rằng đã thanh toán và số trái phiếu này mất cắp. "Nếu họ nói đã thanh toán, tại sao số trái phiếu tôi đang nắm giữ vẫn còn nguyên vẹn. Tôi đã hỏi nhân viên của kho bạc, nếu đã thanh toán thì theo quy định trái phiếu ít nhất phải được cắt góc ngay tại bàn", ông Hưng cho biết.

Về vụ việc này các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau:

Luật sư Trần Minh Hải–Giám đốc Công ty Luật Basico cho biết: “Về nguyên tắc pháp lý, đối với trái phiếu không ghi danh, tổ chức phát hành sẽ thanh toán tiền cho người nắm giữ trái phiếu. Tuy nhiên, không phải cứ trái phiếu vô danh thì không cần theo dõi nguồn gốc và quá trình thanh toán, nhất là khi việc thanh toán được thực hiện qua ngân hàng nhờ các chứng từ lưu trữ. Nếu như SHB đã có bằng chứng xác minh hoàn tất thanh toán trái phiếu thì nghĩa vụ thanh toán không tồn tại”.

Ông Nguyễn Đình Phước–Chuyên viên pháp lý tại Thư Viện Pháp Luật, cho rằng: “Những tờ trái phiếu trên chỉ là giấy đưa cho người mua để xác nhận là họ có mua, chứ chưa chắc làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán đối với người nào cầm trái phiếu đó”.

Theo quan điểm của hai vị này có lẽ ông Hưng bị yếu lý. Tuy nhiên, Ông Vũ Trọng Hiền–Chuyên viên pháp lý tại Thư Viện Pháp Luật cho biết: “Trong trường hợp này nghĩa vụ chứng minh thuộc về SHB, nếu SHB không chứng minh được những tờ trái phiếu trên đã được thanh toán thì đương nhiên SHB phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông Hưng. Vì trái phiếu vô danh là giấy tờ có giá không ghi tên người mua và trong sổ sách của người phát hành nên được tự do chuyển nhượng mà không cần phải làm thủ tục công chứng. Bởi vậy, ông Hưng sẽ có quyền thụ hưởng với 97 tờ trái phiếu trên”.

 

  •  7767
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…