Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
1./. Về tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình quy định như sau:
Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Chiếu theo quy định viện dẫn trên trong trường hợp tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng không có thỏa thuận riêng, hoặc không có văn bản xác nhận đó là tài sản riêng hoặc có căn cứ xác định đó là tài sản riêng. Thì về nguyên tắc tài sản tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi (tức 1/2 khối tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân).
2./. Về nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:
Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Chiếu theo quy định viện dẫn trên trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ ưu tiên giao cho người mẹ nuôi. Nếu con từ 36 tháng tuổi trở lên sẽ căn cứ vào việc thỏa thuận của hai vợ chồng, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được tòa án sẽ căn cứ điều kiện thực tế chăm sóc, giáo dục, mặt kinh tế để giao con cho người nào nuôi và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu con bạn từ 9 tuổi trở lên thì tòa án sẽ hỏi ý kiến của người con đó muốn sống với ai sau đó quyết định.
Trân trọng!
Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái
Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307
Trân trọng!