DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tranh chấp lao động có bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải?

Khi các bên thực hiện quan hệ lao động, không thể tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn hay tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo quy định tại khoản 7, 8, 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2012, tranh chấp lao động được hiểu là là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Trong đó, nó bao gồm 02 loại:

- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

- Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động, khoản 2 Điều 194 Bộ luật lao động 2012 quy định:

“2. Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.”

Với quy định trên, pháp luật lao động đã quy định thực hiện hòa giải là nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Có thể thấy, thủ tục hòa giải không chỉ giúp các bên giữ hòa khí mà đây còn là biện pháp giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức của các bên trong việc giải quyết tranh chấp hơn cả. Tuy nhiên, việc áp dụng hòa giải vào tất các dạng tranh chấp có thể không phù hợp với cách thức muốn xử lí của một số cá nhân, tổ chức trong một số tranh chấp nhất định. Vì vậy, pháp luật đã đặt ra ngoại lệ, theo đó, có những tranh chấp lao động không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012, các tranh chấp liệt kê dưới đây không nhất thiết phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải:

- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Như vậy, đối với các tranh chấp trên, người sử dụng lao động và người lao động có thể bỏ qua thủ tục hòa giải, trực tiếp nộp đơn lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  •  10402
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…