DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tranh chấp con dấu và chữ ký tại doanh nghiệp

Housing Group và cuộc nội chiến quyền lực

(CLO) Từ sau khi Chủ tịch HĐQT của Housing Group – bà Châu Thị Thu Nga – bị bắt tạm giam (07/01/2015), cuộc nội chiến tranh dành quyền lực giữa các cổ đông còn lại trong công ty bùng nổ và ngày càng trở nên gay gắt.

Nội chiến quyền lực, nợ khủng Housing Group sẽ đi về đâu?

Theo Báo cáo tài chính năm 2014 của Housing Group (Công ty CP tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà đất – địa chỉ liên lạc tại Khu công nghiệp Quốc Oai, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội) thì Cty này có con số nợ khổng lồ lên tới 756,3 tỷ đồng.

Trong đó: nợ các khoản thuế 72 tỷ đồng, nợ khách hàng 627,6 tỷ đồng, lãi vay ngân hàng 11 tỷ đồng, nợ nhà cung cấp 23,2 tỷ đồng, Dự án Thượng Đình – đối tác 24 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 20 tỷ đồng.

Manh nha của cuộc nội chiến quyền lực được cho là từ sau ngày 07/01/2015, khi bà Châu Thị Thu Nga bị cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam do liên quan đến một số tiêu cực tại dự án B5 Cầu Diễn.

6

Nguồn tài liệu của vụ việc thể hiện, Housing Group có 4 cổ đông chính gồm, bà Châu Thị Thu Nga nắm giữ 54,63% cổ phần (bà Nga đang bị cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam do liên quan đến một số tiêu cực tại dự án B5 Cầu Diễn); ông Lê Sáu nắm giữ 8,12% cổ phần; ông Nguyễn Văn Quý nắm giữ 1,25% cổ phần và ông Đỗ Trọng Tường nắm giữ 36% cổ phần.

Lượng cổ phần của ông Tường có được do nhận chuyển nhượng cổ phần của bà Nga theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 245/2013/HDCN-CP ngày 09/11/2013 và Giấy vay tiền ngày 09/11/2013 tương đương 72 tỷ đồng.

Các điều kiện được ghi trong Giấy vay tiền: ông Tường cam kết không được nhận cổ tức liên quan đến số cổ phần đã mua của bà Nga khi chưa trả hết tiền cho bà Nga; ông Tường có trách nhiệm tiếp quản và có nghĩa vụ quản lý số cổ phần nhận chuyển nhượng; ông Tường không được tự ý chuyển nhượng cho người khác khi chưa có sự đồng ý của bà Châu Thị Thu Nga.

Đến thời điểm hiện tại, ông Tường vẫn chưa thanh toán một đồng xu nào theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nêu trên cho bà Nga.

Cuộc nội chiến quyền lực trong HĐQT được chia làm 2 phe cánh giữa một bên là ông Lê Sáu và một bên là ông Đỗ Trọng Tường, Nguyễn Văn Quý.

Sau khi bà Nga bị bắt, ngày 14/01/2015, HĐQT (gồm ông Lê Sáu, ông Nguyễn Văn Quý và ông Đỗ Trọng Tường) đã họp và bầu ông Lê Sáu đang là Tổng Giám đốc kiêm nhiệm tạm quyền chức danh Chủ tịch HĐQT thay bà Châu Thị Thu Nga.

Ngày 14/9/2015, sau 3 lần triệu tập họp HĐQT và Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), ông Lê Sáu không có mặt với lí do ĐHĐCĐ không được tổ chức hợp lệ: bà Châu Thị Thu Nga là cổ đông lớn nhất của Cty, hiện không thể nhận được văn bản mời họp và tham gia các cuộc họp của ĐHĐCĐ được vì bị tạm giam, chứ không phải bà Nga vắng mặt không có lý do; cần phải đợi bà Nga ủy quyền tư cách cổ đông cho người khác thì mới tổ chức được.

ĐHĐCĐ năm 2015 của Housing được triệu tập theo yêu cầu của ông Đỗ Trọng Tường với tư cách là Ủy viên HĐQT của Housing Group. Đại hội chỉ 2 cổ đông là ông Đỗ Trọng Tường và Nguyễn Văn Quý. Sau đó đi đến thống nhất “thay ghế” Tổng Giám đốc từ ông Lê Sáu sang ông Lê Hữu Thọ.

Tìm hiểu trên website của Housing Group thì được biết website đang được Quản trị nội dung bởi phe ông Quý và ông Tường. Trong đó có nhiều nội dung đề cập đến việc ông Lê Sáu vẫn “cố đấm ăn xôi” với chức danh Tổng Giám đốc – người đại diện pháp luật của Cty này khi tham gia một số giao dịch.

Ngược lại, ông Lê Sáu cho rằng: phe cánh ông Tường và ông Quý đã giả mạo hồ sơ, tài liệu và con dấu trong khi xin cấp đổi đăng ký doanh nghiệp lần thứu 23 của Cty này và đã có đơn gửi đến cơ quan Công an. Cuộc nội chiến thể hiện mưu đồ chiếm đoạt công ty của một số đối tượng dù “tay không” nhưng muốn “bắt giặc” (?!).

Cơ quan chuyên môn nói gì?

Để tìm hiểu nội dung sự việc liên quan đến việc cấp đổi giấy đăng ký doanh nghiệp lần thứ 23, chúng tôi đã có buổi làm việc với Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hà Nội.

Tại buổi làm việc, ông Từ Danh Trung – Trưởng phòng ĐKKD số 3, Sở KH & ĐT TP. Hà Nội cho biết: Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh không giải quyết việc tranh chấp con dấu, chữ ký. Trách nhiệm này là của cơ quan công an;  Cơ quan cấp ĐKKD đã cấp ĐKKD đúng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nộp và kê khai đầy đủ nội dung, thủ tục thì đơn vị ĐKKD cấp đổi, còn tính trung thực của pháp luật ở các văn bản do doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015) thì doanh nghiệp được chủ động khắc con dấu; một doanh nghiệp có thể khắc 3 – 4 con dấu, miễn là có chung một mẫu dấu; Luật Doanh nghiệp cũ quy định cấp đổi ĐKKD mới phải thu hồi ĐKKD cũ nhưng Luật Doanh nghiệp mới không quy định về việc này.

Cũng theo ông Trung, cổ đông của Cty không đồng ý với nghị quyết của ĐHĐCĐ thì có quyền khởi kiện ra tòa án trong vòng 90 ngày đề nghị hủy bỏ quyết định.

Như vậy, theo lời ông Trung nói, một vấn đề đặt ra, dù doanh nghiệp được chủ động khắc con dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu thì ai sẽ là người thực hiện quyết định việc này, thủ tục để khắc con dấu ra sao, trong khi ông Lê Sáu, người được pháp luật thừa nhận (theo Giấy ĐKKD lần thứ 22) của Housing Group không hề có đề nghị thay đổi ĐKKD mới (lần thứ 23) và đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật?

Thậm chí ông Sáu liên tục có những phản đối việc ông Đỗ Trọng Tường và ông Nguyễn Văn Quý tự tổ chức họp HĐQT bất hợp pháp để bầu ra người đại diện pháp luật Cty mới khi không có ủy quyền của bà châu Thị Thu Nga. Về vấn đề này, ông Sáu cho rằng nếu không có “kiểm soát” tốt thì các doanh nghiệp sẽ sử dụng loạn con dấu. Khi đó, tranh chấp trong các hợp đồng kinh tế sẽ xảy ra khôn lường?

PHƯƠNG LINH

Box: Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

 

Điều 147. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

  1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;
  2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

 

  •  4673
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…