DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trang phục Thẩm phán không có áo choàng khi xét xử người chưa thành niên phạm tội, lý do là gì?

 

Theo quy định, người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội.

Người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt cần được bảo vệ trong pháp  luật hình sự, trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên cũng có một số điểm khác biệt so với người phạm tội thông  thường. Điều này xuất phát từ việc người chưa thành niên có những đặc điểm như: chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý  hay trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế. Đó cũng chính là do Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về nguyên tắc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên như sau:

“Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.”

Vì vậy, các quy định về xử lý trách nhiệm hình sự dành cho người chưa thành niên thường mang tính khoan dung rất lớn để nhằm thực hiện hóa mục đích giáo dục, phòng ngừa chung. Và, có thể kể đến một trong số đó là quy định về việc: Thẩm phán khi xét xử người dưới 18 tuổi không mặc áo choàng.

Trang phục áo choàng của Thẩm phán không chỉ dừng lại ở ý nghĩa nâng cao hình ảnh cao đẹp của người đại diện công lý khi xét xử mà nó còn giúp thể hiện sự uy nghiêm của Thẩm phán nói riêng và sự trang nghiêm của phiên tòa, nghiêm minh của công lý nói chung (bởi trang phục áp choàng được thiết kế tuân theo triết lý của tòa án là “trắng đen rõ ràng”).

Trong khi đó, quy định khi xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi yêu cầu Tòa án phải đảm bảo “Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi”. Vì vậy, nếu Thẩm phán mặc áo choàng khi xét xử trong trường hợp này sẽ không đảm bảo được tính chất thân thiện trong phiên tòa mà trái lại sẽ gây áp lực tâm lý cho người phạm tội là người chưa thành niên. Và, điều này hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự dành cho người chưa thành niên được quy định tại Điều 91 như mình đã đề cập ở trên.  Đó chính là lý giải cho quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC :

Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);”

Lưu ý:

Quy định về việc Thẩm phán không phải mặc áo choàng chỉ áp dụng cho trường hợp những vụ án hình sự có “bị cáo là người dưới 18 tuổi” thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nhưng không thuộc bốn trường hợp sau:

(1) Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.

(2) Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171, 248, 249, 250, 251, 252 và 299 của Bộ luật Hình sự.

(3) Vụ án hình sự vừa có bị cáo là người dưới 18 tuổi vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

(4) Vụ án hình sự mà bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.

Như vậy, nếu là vụ án xét xử bị cáo/người bị hại là người dưới 18 tuổi nhưng rơi vào một trong 04 trường hợp trên thì Thẩm phán vẫn phải mặc áo choàng khi xét xử.

  •  2186
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…