DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trách nhiệm pháp lý khi được chuyển tiền nhầm

Khi thực hiện giao dịch chuyển tiền, thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp chuyển nhầm vào tài khoản người khác, có thể là do sơ xuất/bất cẩn của người chuyển hoặc lỗi từ phía ngân hàng. Câu hỏi đặt ra, người được chuyển tiền nhầm nếu không thông báo và trả lại tiền sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Khi tài khoản được người khác chuyển nhầm tiền vào thì số tiền đó không phải sở hữu hợp pháp của chủ tài khoản được chuyển nhầm, do đó trường hợp người này biết mà không thông báo sau đó chiếm giữ tiền chuyển nhầm được xem là hành vi “chiếm giữ tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật”. Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ hoàn trả đối với tài sản chiếm giữ không có căn cứ pháp luật như sau:

“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của bộ luật này”.

Vì vậy, người được chuyển tiền nhầm có nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu của số tiền đó.

Việc cố ý chiếm giữ tiền do chuyển nhầm là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào tính chất của hành vi mà người được chuyển tiền nhầm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự:

- Xử phạt hành chính:

Trường hợp số tiền nhận nhầm nhỏ hơn 10 triệu đồng mà người được chuyển tiền nhầm cố tình không trả lại sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2 – 5 triệu đồng. Trường hợp người được chuyển tiền nhầm là tổ chức, thì mức xử phạt vi phạm hành chính lên tới 10 triệu đồng.

- Xử lý hình sự:

Trường hợp số tiền nhận nhầm lớn hơn 10 triệu đồng mà người được chuyển tiền nhầm cố tình không trả lại sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội chiếm giữ trái phép tài sản:

“Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Tóm lại, người được tiền chuyển nhầm nên chủ động thông báo với ngân hàng về việc nhầm lẫn này và phối hợp với ngân hàng hoặc bên chuyển khoản để chuyển trả số tiền được chuyển nhầm, tránh những hê lụy pháp lý có thể phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm.

  •  1344
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…