DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trách nhiệm pháp lý khi cha bắt con cùng tự tử nhưng không thành

Trách nhiệm pháp lý của người cha ôm con tự tử

Trách nhiệm pháp lý của người cha ôm con tử tự - Hình minh họa 

Gần đây, một vụ việc gây xôn xao dư luận đó là người cha ôm hai con xuống sông tư tử 2 lần nhưng không thành. Vẫn biết, trong đằng sau câu truyện trên có nhiều lý do để người cha hành đông như vậy. Nhưng xem xét dưới góc độ pháp lý, hành vi ôm 2 con tự tử thì có phạm tội không? Và nếu phạm tội thì xử lý ra sao?

Người cha có thể bị truy cứu hình sự về tội giết người chưa đạt

Căn cứ theo Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015, hành vi người cha ôm con tự tử có thể sẽ bị truy cứu hình sự với tội danh giết người chưa đạt.

Hành động ôm con tự tử của người cha đã thỏa mãn cấu thành của giết người tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 nhưng với kết quả không thành. Cụ thể:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;   …”                                              

- Điều kiện về chủ thể: Đòi hỏi về chủ thể bao gồm độ tuổi  có năng lực trách nhiệm hình sự - năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi. 

- Về khách thể: hành vi đã xâm phạm tính mạng con người (người con).

- Về khách quan: hành vi thực hiện của người cha sẽ dẫn đến hậu quả gây chết người.

Trong trường hợp này, dù tự tử không thành nhưng người cha vẫn sẽ bị truy cứu hình sự về tội danh giết người chưa đạt. Vì người cha thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mục đích là cả cha và con cùng chết, nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra vì những nguyên nhân ngoài ý muốn.

"Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội." Điều 15 Bộ luật hình sự 2015

– Về mặt chủ quan: hành vi có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhiều khả năng hoặc tất yếu làm nạn nhân chết nhưng vẫn mong muốn nạn nhân chết. 

  •  1070
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…