DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra PCCC và quy trình kiểm tra

>>> Những quy định quan trọng về phòng cháy, chữa cháy đối với tòa nhà chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại

Những ngày vừa qua, chúng ta chưa khỏi bàng hoàng về vụ cháy lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây ở thành phố Hồ Chí Minh tại chung cư Carina, Quận 8.

Vụ cháy với thiệt hại rất lớn về người và tài sản khiến chúng ta không khỏi xót xa khi thấy hậu quả nó để lại. Điều đáng nói ở đây là vụ cháy kinh hoàng xảy ra nhưng hệ thống báo cháy của chung cư lại không hề hoạt động.

Vụ việc làm cảnh tỉnh tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra PCCC. Và câu hỏi đặt ra ở đây là cơ quan chức năng nào có trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy và quy trình kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy là như thế nào?

Về trách nhiệm của cơ quan chức năng:

Luật PCCC có quy định,

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;

- Chủ hộ gia đình có trách nhiệm: Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;

- Cá nhân có trách nhiệm: Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy; kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định

- Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở có nhiệm vụ là kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Bên cạnh đó, Luật PCCC cũng quy định: Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.

Vậy cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy gồm những cơ quan nào?

Điều 58 của  Luật này quy định cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.”

Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định cụ thể các chủ thể được kiểm tra an toàn PCCC gồm:

– Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình;

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.

– Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Luật PCCC cũng quy định về trách nhiệm của:

- Bộ Công an là: hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây: Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau: Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

Về quy trình kiểm tra, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động:   

Theo Thông tư 52/2014/TT-BCA và theo TCVN 5738/2001 có quy định rất rõ ràng một năm cần bảo trì hệ thống PCCC 1 năm là 1 lần và bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, 6 tháng/1 lần do đơn vị có nghiệp vụ & năng lực thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Quy trình kiểm tra, bảo trì hệ thống cụ thể như sau:        

1. Bình chữa cháy: 

- Kiểm tra đồng hồ áp suất bình;

- Kiểm tra và niêm phong chì;

- Kiểm tra thời hạn kiểm định;

- Kiểm tra các hướng dẫn vị trí bình, cách sử dụng bình;

- Đảm bảo đạt TCVN về bảo dưỡng bình chữa cháy. 

2. Trung tâm điều khiển, bình ắc quy:

- Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch;

- Kiếm tra bộ phận nguồn;

- Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình vv… (nếu cần);

- Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi;

- Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng;

- Đảm bảo là bình ắc quy đang trong tình trạng tốt.

3. Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông báo, còi/đèn, nút nhấn xã khí, nút nhấn trì hoãn

- Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo khói bàng cách dùng bình tạo khói xịt vào đầu báo khói;

- Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo nhiệt bàng cách dùng máy sấy thổi gần đầu báo nhiệt;

-Kiểm tra nút nhấn tác động bàng tay và nút nhấn trì hoãn có đảm bảo hoạt động tốt hay không, Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu, bộ phận nguồn;

-Chuông báo cháy, Còi/đèn chớp báo cháy: kiểm tra độ rung, bộ phận nguồn dây tín hiệu.

- Kiểm kê lại toàn bộ những thiết bị pccc hư hỏng hoăc là thiết bị pccc hoạt động không tốt để có biện pháp sửa chữa, thay thế nhanh chóng và kịp thời.

Sau khi thực hiện, thấy hệ thống đã hoạt động tốt ta tiến hành vệ sinh sơ bộ lại cho các cảm biến này đảm bảo các cảm biến đã hết khói và nhiệt.

Kết nối lại hệ thống và đảm bảo rằng hệ thống hoạt động bình thường và trong tình trạng tốt.

  •  17644
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

4 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…