DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TRẢ LỜI VỀ VIỆC HỢP ĐỒNG MUA BÁN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Câu hỏi của Độc giả:

TÔI CÓ BÁN THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHO MỘT KHÁCH HÀNG, NHƯNG KHÔNG CÓ GIẤY HỢP ĐỒNG, T CÓ GHI ÂM MỘT CUỘC NÓI CHUYỆN GIỮA TÔI VÀ KHÁCH HÀNG ĐÓ, TRONG CUỘC GHI ÂM ĐÓ CÓ CHỨNG MINH RẰNG CHÚNG TÔI CÓ HỢP ĐỒNG MUA BÁN VÀ KHÁCH HÀNG ĐÓ GIỮ NHƯNG cố tình nói LÀM MẤT, VẬY CHÚNG TÔI CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC TIỀN KHÔNG? SỐ TIỀN LÀ 20 TRIỆU ĐỒNG.

(Bạn Ms.Yến, có địa chỉ email là: Lam.oanh…@gmail.com)

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật NewVision Law, đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau cụ thể:

Theo quy định Điều 401 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Hình thức hợp đồng dân sự:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Tương tự Luật Thương Mại năm 2005 cũng quy định không hạn chế hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Theo Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

 

Như vậy, đối với hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi của bạn với khách hàng có thể được xác lập bằng văn bản hoặc bằng lời nói, và điều đó được pháp luật công nhận. Tuy nhiên bạn với khách hàng làm hợp đồng rồi bị mất, và chỉ có bản ghi âm để chứng minh 2 bên đã làm hợp đồng.

Theo Điều 33, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 (BLTTDS) bạn có thể gửi đơn khởi kiện đòi lại tiền đến Tòa án nhân dân huyện quận nơi bị đơn (là khách hàng củ bạn) cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết. Và để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bạn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ mua bán hàng hóa trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc mua bán, nhận hàng hóa giữa hai bên theo quy định tại điều 166 BLTTDS.

 

Theo quy định tại Điều 83 BLTTDS về xác định chứng cứ, "chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc". Đối với "các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó”. Có nghĩa là việc mua bán giữa hai bên không thiết lập hợp đồng mà chỉ có bản ghi âm. Để bản ghi âm này trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc có hợp đồng mua bán nhưng bị làm mất giữa hai bên. Đồng thời bạn phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ (ví dụ nếu ghi âm bằng điện thoại, bạn phải được nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp cuộc gọi, thời gian...).

 

Nếu bạn không xuất trình được thì bản ghi âm này khó thể trở thành chứng cứ trong vụ án.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn không thiết lập hợp đồng mua bán cũng không có giấy biên nhận nên bạn có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm xác nhận có việc mua bán và làm hợp đồng mua bán của bị đơn đối với nguyên đơn, để làm chứng cứ khởi kiện đòi lại số tiền 20 triệu đồng của bạn.

 

Trân trọng./.

 

  •  7727
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…