DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp ý kiến thành viên Dân Luật về việc bổ sung tội danh “lãng phí” vào Bộ luật Hình sự

Xưa nay pháp luật hình sự nước nhà đã bỏ bên lề lãng phí, không coi lãng phí là tội phạm. Tuy nhiên, vừa qua nhiều đại biểu quốc hội có ý kiến cho rằng: “Cần bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội danh gây lãng phí với mức án ngang bằng với các tội về tham nhũng”.

Bởi thực tế hiện nay có những công trình đầu tư đến ngàn tỉ đồng nhưng rồi lại bỏ hoang, gây tác hại, lãng phí còn hơn rất nhiều so với hành vi tham nhũng.

Theo ĐB Đỗ Văn Đương (Ủy ban Tư pháp), lãng phí có mặt ở khắp mọi nơi, biểu hiện qua hàng ngàn hecta đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng rồi bỏ hoang; hay những khu chợ xây xong không ai buôn bán, công trình thủy lợi, tưới tiêu không sử dụng, hàng ngàn tỉ đồng làm kè vừa xây xong đã trôi sông... “Có những công trình đầu tư đến cả ngàn tỉ đồng nhưng rồi bỏ hoang. Như thế có khi chúng ta làm ra được 1 đồng nhưng lại phá đến 10 đồng, lãng phí kinh khủng quá” - ông Đương nói.

Chưa dừng lại, ông Đương điểm danh tiếp về sự lãng phí trong hiệu quả công việc khi “có không ít cán bộ, công chức sáng vác ô đi tối vác ô về”, rồi 30% cán bộ, công chức không sử dụng được. “Dân kêu nhiều quá, đóng thuế nuôi công chức nhiều quá. Nếu tôi được quyết định thì tôi cho số công chức này nghỉ hết. Tôi cũng đề nghị từ nay đến năm 2016 không tăng biên chế, không để bộ máy phình to ra nữa”.

Tương tự, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cũng than: “Chúng ta nói rằng 30%-40% cán bộ, công chức hoạt động không hiệu quả, “có cũng như không”. Vậy sao cơ quan nào cũng thấy kêu thiếu biên chế. Cái này phải tính toán lại, phải nghiên cứu xây dựng khoán biên chế cho các cơ quan nhà nước chứ không thể để mãi thực trạng này được, rất lãng phí”. Một thực trạng lãng phí nữa được bà An chỉ ra là nhiều lãnh đạo ngay sau khi được lên chức là lập tức mua ngay xe mới. “Nhân dân, cử tri bức xúc lắm. Họ bảo chiếc xe sang đâu có chứng minh anh là người giỏi, người có tầm. Cái này là rất lãng phí” - bà An nói.

“Tham nhũng” là hành vi lấy tài sản xã hội về túi cá nhân, còn “lãng phí” thì không.

Theo thành viên Dân Luật thì có nên xem lãng phí như tham nhũng hay không? 

  •  4897
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…