DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019

Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019

 

Để thuận tiện trong việc nghiên cứu, học tập cũng như cập nhật những nội dung nổi bật của Bộ Luật Lao động (BLLĐ). Dưới đây là nội dung so sánh toàn bộ điểm mới của BLLĐ 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) so với BLLĐ 2012 (hiện hành).

Nội dung so sánh

Bộ luật lao động 2012

Bộ luật lao động 2019

(Có hiệu lực từ 01/01/2021)

Hiện hành

Quy định mới

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mở rộng đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

Đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2:

1. NLĐ Việt Nam, người học nghề, tập nghề và NLĐ khác được quy định tại Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động.

3. NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tại Điều 2 quy định mới bổ sung đối tượng:

Bao gồm có cả NLĐ không có quan hệ lao động

2. Quyền lợi của NLĐ được quy định theo hướng có lợi hơn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 quy định:

NLĐ có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với NSDLĐ; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với NSDLĐ, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của NSDLĐ;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

Tại quy định mới: Bổ sung quy định về quyền của NLĐ, cụ thể tại Điều 5 quy định bổ sung như sau:

a) Bổ sung: NLĐ không bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc

g) các quyền khác theo quy định pháp luật

3. Về quan hệ lao động

Theo Điều 7 quy định:

1. Quan hệ lao động giữa NLĐ hoặc tập thể lao động với NSDLĐ được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

2. Công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ.

Tại Điều 7 bộ luật mới quy định bổ sung cơ quan có thẩm quyền trong quan hệ lao động, cụ thể:

 4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của NSDLĐ khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

4. Bổ sung quy định bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Theo quy định tại Điều 8 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:

“6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt NLĐ hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.”

Quy định bổ sung Điều 8 về các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:

“6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa gạt NLĐ hoặc để tuyển dụng NLĐ với mục đích mua bán người , bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật

ĐIỂM MỚI CHO NLĐ

5. Hợp đồng mùa vụ không còn phù hợp

Theo quy định tại Điều 22 quy định: Có 03 loại hợp đồng như sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn,

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng)

- Hợp đồng lao động mùa vụ (dưới 12 tháng)

Tại Điều 20 Luật mới quy định, chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động là:

- xác định thời hạn;

-  không xác định thời hạn,

Loại hợp đồng theo mùa vụ bị bãi bỏ từ ngày BLLĐ có hiệu lực.

6. Ghi nhận hình thức Giao kết hợp đồng lao động thông qua giao dịch điện tử có hiệu lực như hợp đồng bằng văn bản

Theo điều 15 quy định:

“HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Tại luật mới quy định về HĐLĐ theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với NLĐ, cụ thể tại Điều 13:

Có bổ sung:

- khoản 1: HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản

- khoản 2:Trước khi nhận NLĐ vào làm việc thì NSDLĐ phải giao kết hợp đồng lao động với NLĐ”

7. NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

Theo Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 37 như sau: NLĐ phải báo cho NSDLĐ biết trước:

Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

Tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật mới quy định về quyền của người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong 07 trường hợp cụ thể.

Chi tiết tại đây;

(Đang cập nhật)

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/5lx993gx6zM" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

Xem nội dung bằng TIẾNG ANH: TẠI ĐÂY

  •  90565
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…