DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp những vấn đề chính về kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

A. Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiếng Dũng:

1. Về vấn đề nợ công:

Bộ trưởng cho biết, trên cơ sở đánh giá các yếu tố, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, thấp hơn các chỉ tiêu được QH và Chính phủ phê chuẩn, bao gồm chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách hàng năm, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ...
 
Tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013) hiện ở dưới mức theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội là 65%. Bộ trưởng cho biết, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng… là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.
 
Về cơ cấu nợ công, khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là  ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2-5 năm. Đối với Việt Nam, theo quy định của Luật Quản lý nợ công hiện hành, nợ công đã bao gồm: nợ Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
 
Giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nợ công, đó là: thực hiện cân đối ngân sách tích cực, từng bước giảm bội chi NSNN so với GDP, bố trí nguồn để trả nợ trong nước, ngoài nước đến hạn hàng năm theo đúng cam kết; Trong quá trình điều hành NSNN phấn đấu tăng thu để sử dụng một phần hợp lý để tăng chi trả nợ; thực hiện cơ cấu lại nợ;  kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các khoản vay về cho vay lại, các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp; định kỳ kiểm tra, xử lý kịp thời những vướng mắc, những vi phạm… 
 
2. Quản lý, điều hành giá xăng dầu:
 
 Bộ trưởng cho biết, Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Giá xăng dầu được điều hành linh hoạt theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Giá xăng dầu lên xuống, tránh điều hành giật cục, tránh các cú sốc về giá cả đã có tác động tích cực đến chỉ số lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Vừa qua Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì tham gia việc sửa nghị định 84. Và gần đây nhất, vào ngày 3-6, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nghe lại nghị định 84 sửa đổi và Thủ tướng đã có kết luận.
 
Bộ Tài chính và Bộ công thương sẽ kết hợp sửa đổi lần cuối nghị định này và trong thời gian ngắn, nghị định 84 sửa đổi sẽ được ban hành, trong đó điều rất quan trọng là rút ngắn chu kỳ tính giá cơ sở, càng ngắn thì càng sát thị trường. Ngày xưa tính giá trong vòng 30 ngày, bây giờ sẽ đề xuất 15 ngày. Giữa 2 lần tăng giá ngày xưa là 15 ngày, bây giờ đề xuất 10 ngày.
 
Chúng ta mạnh dạn, để doanh nghiệp tự định giá xăng tính giá cơ sở theo hướng dẫn của Nhà nước.
 
Trong thời gian qua, đã xuất hiện yếu tố cạnh tranh trên thị trường xăng dầu và càng cạnh tranh thì người tiêu dùng càng được hưởng lợi.
 
Theo Bộ trưởng, việc sửa đổi nghị định 84 là cần thiết và cần mềm dẻo, sát với thị trường càng tốt.

 

Nguồn: tổng hợp internet

  •  3636
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…