DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TỔNG HỢP CÁC VƯỚNG MẮC VỀ DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

Tình huống 1. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài, về Việt Nam ủy quyền cho người đang cư trú tại Việt Nam tham gia tố tụng tại Tòa án và văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực tại Việt Nam thì việc ủy quyền này có hợp pháp không? Có phải hợp pháp hóa lãnh sự không? Tại sao? Và ủy quyền như thế nào mới là hợp pháp?

Trả lời:

Trường hợp người đó đang ở Việt Nam mà ủy quyền cho người đang cư trú tại Việt Nam tham gia tố tụng tại Tòa án và văn bản ủy quyền được cơ quan công chứng, chứng thực Việt Nam thực hiện đúng quy định thì việc ủy quyền này là hợp pháp.

Điều 418 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: “1. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.”.

Theo quy định trên thì không đòi hỏi tất cả các văn bản của người ở nước ngoài nộp tại Tòa án Việt Nam đều phải hợp pháp hóa lãnh sự; chỉ những tài liệu làm ở nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài gửi đến Việt Nam thì mới phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

 Điều 26 Pháp lệnh Lãnh sự quy định: “1.Lãnh sự chứng thực chữ ký và con dấu trên giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức nước tiếp nhận lập và sự phù hợp của giấy tờ, tài liệu đó với pháp luật nước tiếp nhận” .

Như vậy, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan ngoại giao Việt Nam xác nhận những giấy tờ, tài liệu đó có phù hợp pháp luật nước ngoài, xuất xứ từ tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài (nước xuất xứ của tài liệu, giấy tờ đó) hay không; những giấy tờ làm tại Việt Nam thì tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam nên đã công chứng, chứng thực hợp lệ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự nữa.

Cũng cần lưu ý là hợp pháp hóa lãnh sự khác với việc công chứng giấy tờ, tài liệu cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ: Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ chứng nhận di chúc hoặc một giấy tự khai, một bản sao… cho một người có quốc tịch Việt Nam đang sống ở Mỹ là việc công chứng; khác với việc công dân Mỹ (kể cả người gốc Việt không còn quốc tịch Việt Nam) làm di chúc đã có cơ quan có thẩm quyền của Mỹ chứng thực thì vẫn phải hợp pháp hóa lãnh sự mới có giá trị sử dụng ở Tòa án Việt Nam. Thẩm quyền công chứng của Lãnh sự được quy định tại Điều 24 và 25 của Pháp lệnh Lãnh sự và những giấy tờ đã được công chứng này có giả trị được sử dụng tại Tòa án Việt Nam vì nó không thuộc đối tượng phải Hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều 26 Pháp lệnh Lãnh sự và Điều 418 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

  •  16520
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…