DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp các mức xử phạt nếu vi phạm quyền lợi của lao động nữ

>>> Tất tần tật các chính sách dành cho lao động nữ

Đã có quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích dành cho lao động nữ thì tất yếu phải có chế tài để buộc người sử dụng lao động phải thực thi.

Bên cạnh việc nắm rõ các quyền và lợi ích được Nhà nước quy định, các chị em phụ nữ cần phải biết thêm về các mức xử phạt và cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp người sử dụng lao động vi phạm trong việc không đảm bảo quyền lợi cho mình.

Quyền lợi

Mức xử phạt vi phạm

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt

Được tham khảo ý kiến khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ

500.000 – 1.000.000 đồng

- Chủ tịch UBND cấp xã.

- Chánh Thanh Tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

 

Được nghỉ 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 03 ngày trong 01 tháng  trong thời gian hành kinh

Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, sữa, nghỉ ngơi.

10.000.000 – 20.000.000

- Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Chánh Thanh Tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

 

Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi được miễn làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và đi công tác xa.

Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Lao động nữ được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản

Không bị xử lý kỷ luật lao động nếu đang mang thai, nghỉ hưởng chế độ thai sản

Không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động

Không bị làm các công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ, nuôi con, công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước, công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.

Không bị phân biệt giới tính, tình trạng hôn nhân trong tuyển dụng lao động, làm việc..

5.000.000 – 10.000.000

(lưu ý: mức xử phạt này bắt đầu áp dụng từ ngày 25/11/2015)

Ngoài những người sử dụng lao động, những người khác có hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ sẽ bị xử lý hình sự.

Cụ thể, người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này là cơ quan công an.

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

- Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

- Bộ luật hình sự 1999.

  •  15410
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…