DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

>>> Các cặp thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn trong Luật đất đai

>>> Tập hợp cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong lĩnh vực thuế

>>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS

Để sử dụng đó một cách chính xác nhất, hạn chế sự nhầm lẫn thì chỉ có cách là chúng ta phải hiểu thật đúng và thật đầy đủ nghĩa của từ. Hôm nay mình hệ thống lại một số khái niệm liên quan đễn lĩnh vực hình sự để giúp chúng ta tránh được sự nhẫm lần trong khi nói cũng như khi viết.

STT

Thuật ngữ và ý nghĩa thuật ngữ

1

Bị can

Bị cáo

Là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự

 

Là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử

Khi có cáo trạng của VKS đồng thời Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì sẽ gọi là bị cáo

2

Người bị tạm giữ

Người bị tạm giam

Là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ

Bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam

3

Người làm chứng

Người chứng kiến

Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng

Là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng

4

Đầu thú

Tự thú

Là việc người phạm tội sau khi đã bị phát hiện về hành vi phạm tội tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền

Là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình trước khi bị phát hiện về hành vi đó

5

Áp giải

Dẫn giải

Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử

Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định

6

Phạm tội 02 lần trở lên

Tái phạm

Là người phạm tội trước đó đã thực hiện cùng một tội từ 02 lần trở lên hoặc có thể có nhiều hành vi phạm tội ở các tội khác nhau nhưng chưa bị truy cứu khi vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý

7

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm

Người không hứa hẹn trước mà che giấu về hành vi phạm tội

Người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác

8 Nghi can Nghi phạm
Là người bị nghi là có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt Là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt

Căn cứ:                      

- Bộ luật Hình sự 2015

- Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam 2015

  •  11386
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…