DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tông chết, lo một cục cho khỏe: Bản án cảnh báo các tài xế

Bản án cảnh báo các tài xế - Ảnh minh họa

Bản án cảnh báo các tài xế - Ảnh minh họa

Tai nạn giao thông từ lâu đã là một nỗi ám ảnh, nỗi sợ vô hình đối với mỗi một người tham gia giao thông. Bây giờ ra đường người ta hay đùa nhau là “Trời kêu ai nấy dạ” vì mình đi đúng chưa chắc đã an toàn về được đến nhà. Hơn nữa, trong xã hội bây giờ ngày càng xuất hiện nhiều người cầm lái vô ý thức trách nhiệm. Nổi cộm lên những năm gần đây là hiên trạng tài xế cố tình cán chết người bị tai nạn. Như Bản án phúc thẩm 280/2019/HSPT ngày 16/05/2019 về vụ án “giết người” đối với bị cáo Phan Đình Q.

Tóm tắt nội dung bản án

Khoảng 16 giờ 00 phút ngày 31-5-2016, trong khi đang điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm, xảy ra tai nạn giao thông thì Q đã dừng xe lại để xuống kiểm tra, Khi Q nhìn thấy có một nạn nhân (sau này biết đó là em Hoàng Đức P) đang nằm ở phía trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải thì Q đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô của Q đã đè qua đầu nạn nhân, làm cho nạn nhân bị vỡ sọ não, chết ngay tại chỗ.

Tại bản án sơ thẩm: xử phạt Bị cáo Phan Đình Q 12 (mười hai) năm tù phải bồi thường cho gia đình người bị hại do ông Hoàng Mạnh H đại diện với tổng số tiền 175.455.000 đồng (được trừ 70.000.000 đồng đã bồi thường).

Hai bên bị hại và bị cáo đều kháng cáo.

Những điểm nổi bậc tại bản án phúc thẩm

- Về phía bị cáo: Bị cáo liên tục kêu oan và khẳng định mình chỉ phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

- Về phía bị hại: yêu cầu tăng mức phtaj thích đáng với hành vi của bị cáo.

Các tình tiết tăng nặng đối với bị cáo

Theo ý kiến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội:

-  Đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 và xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo.

- Tại phiên tòa, Kiểm sát viên lại đề nghị không áp dụng tình tiết côn đồ mà áp dụng điểm q “Phạm tội vì động cơ đê hèn” và tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo.

- Bị cáo không nhận tội giết người chỉ là nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự về tội nặng hơn mà thôi. Hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất, động cơ đê hèn, vì bị cáo muốn nạn nhân chết hẳn thì bị cáo mới cho xe đi tiếp.

-----> Đề nghị Hội đồng xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận nội dung kháng nghị, để xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo Q.

(Trước đó Viện kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Anh truy tố về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”)

=== >>> Tòa phúc thẩm bác bỏ kháng cáo của Viện kiểm sát. Khẳng định tình tiết tăng nặng là:

 - Trong quá trình điều tra vụ án bị cáo lại không thành khẩn nhận tội là thể hiện coi thường pháp luật

 - Trong khi người bị hại không có lỗi gì và lúc này thì tính nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân đang ở mức rất nguy hiểm, mà bị cáo vẫn lái xe đè qua người nạn nhân là điều không thể chấp nhận được đối với bị cáo

Hội đồng xét xử thấy hoàn toàn có căn cứ để chấp nhận xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo, có như vậy thì mới tương xứng với tính chất - mức độ do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra và mới đảm bảo được tính răn đe phòng ngừa tội phạm chung vì mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo là còn quá nhẹ, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân địa phương nơi xảy ra vụ án.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự 1999

Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

n)  Có tính chất côn đồ;

o)  Có tổ chức;

p)  Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

  •  4666
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…