DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Tôi vi phạm – không phải lỗi do tôi”

Đây có lẽ là câu cửa miệng của không ít bộ phận người dân Việt chúng ta hiện nay khi vi phạm pháp luật và gây ra hậu quả nghiêm trọng, có khi đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Và sự việc đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì thường đổ lỗi cho đủ thứ lý do.

Lấy ví dụ từ một trường hợp có thật và đây là căn nguyên sâu xa của mọi vấn đề:

Có một lần, mình cùng anh bạn đi ăn ở nhà hàng nọ, chứng kiến 2 gia đình – 1 gia đình Việt và 1 gia đình người ngoại quốc. Cả 2 gia đình đều có 1 đứa trẻ nhỏ trông cũng gần tuổi nhau.

Ban đầu, bé con của gia đình người ngoại quốc bị té, nhưng cả 2 vợ chồng họ đều vẫn ngồi đó và chỉ quay qua nói với con họ 1 câu “Đứng lên đi con”, rồi họ vẫn tiếp tục ăn tối. Sự việc cảm thấy rất nhẹ nhàng.

Một lát sau, thằng bé con của gia đình người Việt lại bị té, nhưng khác với cách cư xử của gia đình người ngoại quốc, người mẹ vội chạy tới, đỡ con dậy và quay qua trách bố nó “Anh trông con kiểu gì vậy?”, thế là ông bố tức quá mới phản ứng lại “Cô làm mẹ kiểu gì mà để con té vậy”.

Bữa ăn tối cũng mất vui và đứa bé được dịp khóc to hơn nữa. Thấy tình hình căng thẳng, bà của nó chạy lại bảo rằng “Thôi thôi, không phải lỗi của ba mẹ cháu, lỗi tại bà, lỗi tại cái sàn này làm cháu ngã”.

Và hành động này của những ông bố, bà mẹ Việt đã vô tình tạo ra nếp suy nghĩ cho những đứa trẻ Việt rằng, bất kỳ những hậu quả gì xảy đến với chúng đều không phải lỗi do bản thân, mà là lỗi của người khác, lỗi tại những vật vô tri vô giác.

Lúc đi học, nếu học không giỏi thì trách thầy cô dạy dở, giáo trình biên soạn cao quá mức…

Lúc ra trường không xin được việc làm thì trách tại công ty đòi hỏi cao, tại lúc đi học không được dạy những thứ đó….

Lúc đi làm không hoàn thành trách nhiệm, gây ra sự cố thì do cái này, tại cái kia, bởi cái nọ…

Và đến lúc không hoàn thành trách nhiệm, thì cũng không có thói quen xin từ chức, nhận trách nhiệm về mình mà thông thường viện dẫn lý do A, lý do B….hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, tại cơ quan này, bộ phận kia..ít có ai thừa nhận đó là lỗi do mình. Các bạn thử để ý xem.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ tội phạm hình sự ngày càng gia tăng đáng kể, hàng loạt các vụ án giết người thương tâm xảy ra, hết báo này, tạp chí nọ cứ nêu rằng nguyên nhân chính làm gia tăng phạm tội là do GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI.

Thử hỏi rằng, tại sao các bài báo này không nêu rõ nguyên nhân phạm tội là tại HỌ, tại chính bản thân họ lười biếng, không tự thân vận động làm việc để tự nuôi sống và làm giàu cho chính mình và gia đình, không tự tìm hiểu pháp luật….

Đến khi bị xử lý hình sự với mức phạt nặng rồi thì than ôi, TÔI KHÔNG BIẾT. Pháp luật là thứ gì còn quá xa vời với chúng tôi, không để chúng tôi dễ dàng tiếp cận với chúng,…phải nói là “n lý do” được dẫn ra khi vi phạm.

Rồi trách phía cơ quan nhà nước không chịu sâu sát với dân, đưa pháp luật đến với dân..nhưng thấy đến nay, các cơ quan nhà nước đã cố gắng hết các mức để tuyên truyền pháp luật trong nhân dân rồi, đủ thứ phương tiện, báo đài, băng rôn, internet, tổ chức các buổi tư vấn pháp lý miễn phí…

Đủ thứ kênh chia sẻ pháp luật đến với dân, kề cận với dân chúng rồi, không biết pháp luật là lỗi do bản thân, không phải do cơ quan nhà nước.

Còn về phía cơ quan nhà nước, cũng có một bộ phận không nhỏ, khi có lỗi nhưng lại không chịu nhận trách nhiệm về mình, chủ yếu vì tính sĩ diện, ngại nói mình sai…Không nhận trách nhiệm về mình, đồng nghĩa với việc đùn đẩy cho người khác và thế là các sai phạm vẫn còn đó mà không có ai khắc phục.

Cái sai này nối tiếp cái sai kia và trở thành sai có hệ thống, đến khi muốn khắc phục, sửa chữa thì khó mà thực thi được.

Từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đa phần đều mắc bệnh này, vì thế mà tốc độ phát triển của nước ta không cao bằng những nước khác và tỷ lệ phạm tội cũng ngày một gia tăng mặc dù hình phạt được nâng lên nhiều so với trước.

Vậy làm sao để chữa được căn bệnh này? Mấy bạn Dân Luật cho ý kiến nhé

  •  4914
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…