DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo BLHS 1999 và BLHS 2015

BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
 
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
 
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
 
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
 
Như vậy, sự khác nhau cơ bản đó là:
 
- BLHS 1999: Từ 1 triệu đồng
- BLHS 2015: Từ 4 triệu đồng
 
- BLHS 1999: Có thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn
- BLHS 2015: Có thủ đoạn gian dối hoặc đến thời hạn trả lại và có điều kiện, khả năng nhưng cố tính không trả
 
Theo đó, quy định đã nâng mức tiền cấu thành tội từ 1 triệu đồng đến 4 triệu đồng, đồng thời không cần có hành vi bỏ trốn thay vào đó là hành vi cố tính không trả khi đến thời hạn trả lại tài sản (mặc dù có điều kiện, khả năng trả).
 
1. Còn gì khác nhau cơ bản nữa k nhỉ các luật gia ơi.
2. Theo Nghị quyết lùi hiệu lực thì Luật 2015 phải chờ đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, Nhưng lại không lùi đối với "các quy định có lợi cho người phạm tội". Vậy trong trường hợp này quy định có lợi cho người phạm tội là gì, và tóm lại là hiện tại áp điều luật 1999 hay điều luật 2015 cho "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" ạ các luật gia em cám ơn trước
  •  8063
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…