DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI TRONG HIẾN PHÁP 2013

>PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013

>Hiến pháp 2013

>Nghị quyết thi hành Hiến pháp 2013

Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014), như vậy sau hơn 21 năm đất nước ta đã có bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển.

Mỗi bản Hiến pháp đều có vai trò, sứ mệnh lịch sử riêng của nó nhưng tựu chung lại đều góp phần phát triển đất nước, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, thời gian để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về Hiến pháp; một bộ phận không nhỏ coi Hiến pháp là điều cao xa.

Với mong muốn đưa Hiến pháp đến gần gũi với quần chúng nhân dân nên tôi tạo chủ đề này gửi đến mọi người “Những điểm mới trong Hiến pháp 2013”.

Lưu ý: Trong bài viết này “Hiến pháp 1992” được hiểu là nội dung đã được “hợp nhất” của Hiến pháp 1992Nghị quyết 51 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992).

1/  Hình thức

Hiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều.

Trong đó có sự sắp xếp lại các chương, như:

- Chương 11: QUỐC KỲ, QUỐC HUY, QUỐC CA, THỦ ĐÔ, NGÀY QUỐC KHÁNH được ghép vào Chương 1.

- Chương 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN được đưa lên Chương 2 với tên gọi QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.

Một chương hoàn toàn mới, đó là chương 10: HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.

2/ Lời nói đầu

Lời nói đầu được chỉnh sửa theo hướng khái quát, cô đọng, súc tích và ngắn gọn chỉ bằng 1/3 so với lời nói đầu của Hiến pháp 1992. Cụ thể:

- Bỏ cụm “và các nước láng giềng, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và đế quốc, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ra sức xây dựng đất nước, kiên cường bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế.” và thay vào đó cụm “Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.”.

- Bỏ nguyên đoạn “Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.

Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.”.

3/ Sửa đổi, bổ sung điều 2

Tiếp tục khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước Việt Nam do dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. “Kiểm soát” là từ ngữ mới được xuất hiện trong bản hiến pháp lần này.

4/ Sửa đổi, bổ sung điều 3

Theo đó, nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân – đây là điểm mới tiến bộ.

Hiến pháp 1992:

Điều 3. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi íchcủa Tổ quốc và của nhân dân.

Hiến pháp 2013:

Điều 3. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

(Còn nữa)

  •  111920
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…